1. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể dự báo được là kéo khá dài nhưng sẽ không chỉ là một vài tháng. 2. Mỹ - Trung ra đòn nhưng sẽ đi đến thỏa hiệp.
Tại buổi tọa đàm giữa Trưởng các cơ quan Đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các doanh nghiệp Việt Nam, sáng 10/8 tại Hà Nội, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan - nhà ngoại giao kỳ cựu của Việt Nam đã đưa ra hai kịch bản chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan - nhà ngoại giao kỳ cựu của Việt Nam
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nhấn mạnh, thế giới đang phải đối mặt với cuộc chiến tranh thương mại đang bùng phát rất mạnh, tác động tới tất cả các quốc gia và doanh nghiệp sẽ là đối tượng chịu ảnh hưởng trước tiên.
Ngoài cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, thế giới cũng đang phải đối mặt với nhiều cuộc chiến tranh thương mại khác nhau: Mỹ - các đồng minh của Mỹ (như Canada, Mexico…); các nước phương Tây – Nga; Mỹ - Iran...
“Tình hình này đặt ra rất nhiều câu hỏi. Tính chất của cuộc chiến tranh này như thế nào? Nguyên nhân tại sao lại bùng phát như vậy và tác động của nó ra sao? Nên ứng phó thế nào?”, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan đặt vấn đề.
Theo nhận định của Nguyên Phó Thủ tướng, các cuộc chiến tranh thương mại đều rất rộng về phạm vi, rộng về lĩnh vực, từ thương mại, tiền tệ, tài chính, chính trị đến khoa học - công nghệ… với những đòn rất mạnh về thương mại. Trong khi chiến tranh thương mại đang diễn ra, chiến tranh tiền tệ đã bắt đầu manh nha, có dấu hiệu đáng lo ngại, kèm theo đó là chiến tranh về chính trị, an ninh… Về địa lý, hiện tượng này đang lan ra cả 3 lục địa lớn châu Á, châu Mỹ, châu Âu.
Có thể bạn quan tâm
11:01, 08/08/2018
11:05, 06/08/2018
17:44, 05/08/2018
17:39, 20/07/2018
15:22, 20/07/2018
11:10, 20/07/2018
11:00, 20/07/2018
11:02, 19/07/2018
18:20, 18/07/2018
11:14, 15/07/2018
23:21, 14/07/2018
Tại buổi làm việc, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã đưa ra nhận định về 2 “kịch bản” có thể xảy ra.
Kịch bản 1, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể dự báo được là kéo khá dài nhưng sẽ không chỉ là một vài tháng. Hiện 2 bên mới ra đòn, sẽ có kịch bản một người thắng một người thua và phải chấp nhận các điều kiện của bên kia. Tuy nhiên, trong tình hình thế giới hiện nay thì kịch bản này không khả thi.
Kịch bản 2, Mỹ - Trung ra đòn nhưng sẽ đi đến thỏa hiệp. Đây là bài Mỹ đã dùng với Nga, Triều Tiên, Iran. Vì vậy, ông Vũ Khoan đánh giá khả năng cuộc chiến kết thúc bằng kịch bản thứ 2 là nhiều.
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cũng đưa ra dự báo, những tác động đến kinh tế thế giới: GDP thế giới giảm; sự xáo động về tiền tệ, cuộc rượt đuổi về tỷ giá; giá dầu lửa lên cao tác động mạnh tới giá cả; xáo trộn trong mối quan hệ giữa đối tác, thị trường và mặt hàng; thể chế, luật lệ đa phương... đều có thể bị điều chỉnh.
Theo đó, Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã nêu rõ bốn tác động đối với Việt Nam. Trước hết, phần lớn doanh nghiệp thường chỉ quan tâm tới những vấn đề sát sườn mà không nghiên cứu tới chính sách. Đây là một thực trạng đáng lo ngại, vì vậy, doanh nghiệp nên cử người có trình độ, thuê chuyên gia tư vấn để có thông tin vĩ mô, từ đó nắm bắt được chiều hướng.
Ngoài ra, doanh nghiệp phải đề phòng những động thái có thể đưa mũi nhọn tấn công vào thị trường Việt Nam. “Nếu chúng ta không cảnh giác thì nước ngoài sẽ dùng Việt Nam như một vùng trũng để tuồn hàng sang.
Bình luận về những ý tưởng là Việt Nam nên lấp vào chỗ trống khi các bên cạnh tranh, tuy nhiên, đây cũng là một thách thức lớn và phải rất thận trọng”, Nguyên Phó Thủ tướng cảnh báo.
Cuối cùng, theo Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, thời điểm này đặt ra cho Chính phủ, doanh nghiệp câu hỏi là phải kết bạn với ai, tập hợp lực lượng như thế nào?, đây là câu chuyện nhạy cảm, tinh tế. “Thế giới biến động và chúng ta cần phải hiểu nó và tìm ra các biện pháp ứng phó thích hợp với nó”, nguyên Phó Thủ tướng nhấn mạnh.