Cắt giảm thủ tục hành chính phiền hà và thực hiện chính phủ điện tử đang tăng tốc cải cách là "hai mũi giáp công" rất quan trọng để phát triển kinh tế tư nhân.
2018 là năm thứ tư liên tiếp, cả nước có lượng doanh nghiệp thành lập mới và số vốn đăng ký đạt kỷ lục. Đã có 131.275 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 1.478,1 nghìn tỉ đồng, tăng 3,5% về số doanh nghiệp và tăng 14,1% về số vốn đăng ký so với năm 2017. Những con số trên cho thấy sự vươn lên mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân. Đáng chú ý, đã có nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân vươn lên mạnh mẽ cùng sự xuất hiện của các tỷ phú USD.
“Bà đỡ” doanh nghiệp
Trên thực tế, Nghị Quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII): Về “phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đã tạo ra cú hích mạnh mẽ đối với cộng đồng doanh nghiệp. Trong đó có mục tiêu rất cụ thể là chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân.
Các chính sách trong trung và dài hạn của Chính phủ đang tập trung khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân để đến năm 2020 khu vực này đóng góp 50% GDP và nâng lên 60 – 65% GDP vào năm 2030.
Để đạt được mục tiêu trên cùng với nỗi lực hành động của Chính phủ, các bộ, ngành, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) với vai trò là tổ chức quốc gia tập hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, người sử dụng lao động và các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam trong nhiều năm qua luôn tiên phong trong các hoạt động thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp, doanh nhân.
Các chính sách trong trung và dài hạn của Chính phủ đang tập trung khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân phát triển, hướng đến mục tiêu đến năm 2020 khu vực này đóng góp 50% GDP và nâng lên 60 – 65% GDP vào năm 2030.
Đặc biệt, VCCI đã tham gia hiệu quả vào hoạt động thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính. Chỉ số PCI do VCCI thực hiện với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam được xây dựng từ dữ liệu điều tra doanh nghiệp thường niên có quy mô lớn nhất, thực hiện một cách công phu nhất tại Việt Nam đã trở thành nguồn thông tin tham khảo hữu ích cho lãnh đạo các tỉnh, thành phố nói riêng, cũng như các nhà hoạch định chính sách nói cung, có thể xác định những điểm nghẽn trong điều hành chính tế cũng như lựa chọn những giải pháp phù hợp để tiến hành những cải cách điều hành kinh tế một cách hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, VCCI đã tham gia tích cực cùng Tổ công tác của Thủ tướng kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao về cắt giảm thủ tục hành chính tại nhiều bộ, ngành, địa phương. VCCI đã hoàn thiện Báo cáo về tình hình phát triển doanh nghiệp tư nhân năm 2018, đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp đối với công tác cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành, cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh của các bộ, ngành năm 2018 và việc thực hiện Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV)…
Có thể bạn quan tâm
06:05, 29/01/2019
15:26, 28/01/2019
13:39, 22/01/2019
Tăng tốc
Đăng đàn tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh: Ông cha ta có câu “một người lo bằng một kho người làm”. Đảng ta nói: “Cải cách thể chế là khâu đột phá”. Để đạt được những thành tựu lớn hơn nữa trong phát triển kinh tế - xã hội, các bộ ngành phải thực sự là“kiến trúc sư trưởng” trong cải cách thể chế ở từng lĩnh vực chứ không chỉ hành xử như những “đốc công”, và chúng ta hy vọng rằng, cùng với những chỉ đạo quyết liệt trong việc thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch theo quý, theo năm, các cơ quan Chính phủ cần quan tâm hơn đến những cải cách thể chế sâu rộng, mang tính hệ thống và dài hạn để giải phóng sức dân, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân trong nước – nền tảng và động lực quan trọng cho sự phát triển bền vững và tự chủ của đất nước trong thời gian tới.
Trong thông điệp đầu năm 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ ra 6 trọng tâm chỉ đạo điều hành để hoàn thành các mục tiêu đặt ra. Trong đó nhấn mạnh “Tiếp tục đẩy mạnh phát triển khu vực kinh tế tư nhân theo tinh thần Nghị quyết Trung ương với những giải pháp cụ thể về: huy động vốn, tín dụng, đất đai, nguồn nhân lực, thông tin thị trường... và thúc đẩy liên kết với khu vực FDI và DNNN trong phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, ứng dụng công nghệ cao, tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị”.
Theo TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI: Để đạt được mục tiêu tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế; Phấn đấu tăng tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP để đến năm 2020 đạt khoảng 50%, năm 2025 khoảng 55%, đến năm 2030 khoảng 60 - 65% như mục tiêu đã đề ra, phải coi phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh theo cơ chế thị trường là một phương sách quan trọng để huy động và phân bổ các nguồn lực và giải phóng sức sản xuất.