Hai "ngã rẽ" cho Kiev hậu chiến sự Nga - Ukraine

Diendandoanhnghiep.vn Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Litva, Ukraine cần sớm xác định phương hướng để xây dựng năng lực an ninh trước các nguy cơ bị tấn công trong tương lai.

Mong muốn gia nhập đội quân NATO của Ukraine vẫn chưa thành hiện thực

Mong muốn gia nhập đội quân NATO của Ukraine vẫn chưa thành hiện thực

Tương lai của Ukraine tiếp tục sẽ là chủ đề bàn luận sôi nổi trong sự kiện quan trọng nhất của NATO chuẩn bị diễn ra. Không chỉ là vấn đề diễn biến trước mắt, câu hỏi lớn hơn là sau chiến tranh, Ukraine sẽ hợp tác với châu Âu theo mô hình nào để ngăn ngừa những hành động thù địch từ Nga trong tương lai.

Trước hết phải nói rằng, nhu cầu an ninh hậu chiến của Kiev là không thể tránh khỏi. Kịch bản ngừng bắn với việc Nga và Ukraine quay trở về đường biên giới trước năm 2022 sẽ được coi là một chiến tích lịch sử cho Ukraine. Nhưng với giới tinh hoa Nga, đó sẽ là một thất bại, đồng thời là động lực cho những kế hoạch tấn công táo bạo hơn trong tương lai.

>> Nga "chật vật" thay thế ảnh hưởng của Wagner tại Trung Đông

Trong trường hợp Ukraine để mất vùng lãnh thổ phía Đông vào tay Nga, Kiev sẽ không có cách nào khác ngoài việc làm mọi cách để gắn kết an ninh hơn nữa với phương Tây, với hi vọng xây dựng tiềm lực đủ mạnh để giành lại lãnh thổ.

Với một số chuyên gia, giải pháp hòa bình toàn diện để kết thúc chiến tranh hiện nay là điều khó xảy ra. Do vậy, Kiev cần phát triển năng lực phòng vệ của mình một cách hiệu quả để đập tan ý định tấn công của Moscow một lần nữa trong tương lai. Và theo nhiều chuyên gia, trước mắt Ukraine là hai lựa chọn.

Trở thành thành viên NATO

Dù ở kịch bản nào, Ukraine cũng sẽ muốn trở thành một phần của liên minh quân sự NATO. Yếu tố quan trọng nhất mà Kiev hướng đến là các quy tắc phòng thủ tập thể theo Điều 5 – thứ có thể khiến Moscow e ngại khi đụng tới Ukraine một lần nữa.

Bất chấp những chỉ trích cho rằng NATO chưa chắc sẽ phát động một cuộc chiến thực sự với Nga nếu như các thành viên nhỏ bé phía Đông bị nhắm tới - như chuyên gia Michael Kimmage của Foreign Affairs từng phân tích - thì ít nhất tính biểu tượng của Điều 5 cũng đủ khiến Moscow phải suy tính kĩ hơn trong ứng xử với Kiev.

Quân đội Nga sẽ phải dè chừng hơn nếu Ukraine được trở thành một phần của NATO

Quân đội Nga sẽ phải dè chừng hơn nếu Ukraine được trở thành một phần của NATO

Hơn nữa trong tương lai, NATO sẽ mạnh hơn nhiều so với hiện nay. Với mối đe dọa hiển hiện từ Nga, các thành viên NATO đã thống nhất tăng cường chi tiêu quốc phòng, cũng như bổ sung thêm một số thành viên mới có tiềm lực – như Phần Lan hoặc Thụy Điển sắp tới. Từng đó là đủ để một nước Nga suy yếu rất nhiều hậu chiến tranh phải lo lắng hơn là tự mãn.

Vấn đề của Kiev chỉ là làm thế nào để thuyết phục NATO chào đón mình. Ukraine không thể dựa vào sự cảm thông của phương Tây để gia nhập khối liên minh này. Thay vào đó, họ phải tiến hành một loạt cải cách rộng lớn về quản trị nhà nước như xây dựng lại kinh tế, chống tham nhũng hay nâng cao năng lực quốc phòng.

Thậm chí kể cả đạt được những điều đó, cánh cửa bước vào NATO của Kiev cũng chưa rõ ràng. Có sự bất đồng lớn giữa các quốc gia thành viên NATO về việc kết nạp Ukraine, phần nhiều bắt nguồn từ lo ngại về những rắc rối hơn là lợi ích mà Kiev sẽ đem đến cho liên minh quân sự này. Cần nhớ rằng, chỉ một tiếng nói phủ quyết cũng sẽ khiến mơ ước gia nhập NATO của Ukraine đổ bể - như Thụy Điển đang chứng kiến.

Mô hình Israel

Trong khi quá nhiều bất cập xung quanh việc gia nhập NATO, thì Ukraine có thể học tập Israel để nâng cấp năng lực an ninh. Theo ông Peter Feaver, giáo sư khoa học chính trị và chính sách công tại Đại học Duke, ý tưởng này là Mỹ và phương Tây xây dựng lực lượng an ninh Ukraine đến mức đủ mạnh để ngăn chặn các ý tưởng tấn công trong tương lai của Nga.

Điều này mang đến nhiều lợi ích từ phía phương Tây, như việc họ không bị sức ép phải trực tiếp gây chiến với Nga. Đồng thời, quân đội NATO không phải tham chiến và hi sinh ở Ukraine – điều mà công chúng các nước thành viên sẽ không để yên cho các chính trị gia.

Ukraine có thể học tập mô hình an ninh của Israel, nhưng sẽ đòi hỏi sự hỗ trợ khổng lồ từ chính quyền Mỹ

Mô hình an ninh của Israel sẽ đòi hỏi sự hỗ trợ khổng lồ từ chính quyền Mỹ

Tuy nhiên, cũng có những nhược điểm cho mô hình này. Đầu tiên, việc này đòi hỏi một nguồn lực khổng lồ - chắc chắn là từ Mỹ và các nước giàu có trong NATO. Để gây dựng Israel đạt đến ngày nay, Hoa Kỳ đã phải cung cấp vô số ưu thế quân sự giúp nước này nhanh chóng vượt trội các quốc gia láng giềng cả trên không, trên biển và trên bộ. Khác với Israel, Ukraine không thể làm được điều đó trong thời gian ngắn với năng lực của mình, theo các nhà quan sát.

>> Binh biến Wagner và nỗi lo về tình báo Nga

Hơn nữa, Israel giữ vị trí trung tâm trong chiến lược Trung Đông của Hoa Kỳ, nên có sự đồng thuận lớn của lưỡng đảng trong nhiều thập kỷ. Trong khi đó Ukraine chưa bao giờ đạt được sự thống nhất cao trong giới chính trị gia Mỹ, kể cả trong giai đoạn “dầu sôi lửa bỏng” nhất.

Nói tóm lại, ngay sau khi ngừng bắn, Ukraine sẽ cần sự giúp đỡ về an ninh để khôi phục năng lực quân sự. Nhưng Kiev sẽ phải đối mặt với một vấn đề từ các chính trị gia phương Tây, như chuyên gia Feaver nhận định là “hỗ trợ như thế nào cho Ukraine đủ mạnh để răn đe người Nga, nhưng không mạnh đến mức vượt quá quyền kiểm soát của phương Tây”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hai "ngã rẽ" cho Kiev hậu chiến sự Nga - Ukraine tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714332740 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714332740 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10