Binh biến Wagner và nỗi lo về tình báo Nga

Diendandoanhnghiep.vn Với vụ binh biến bất ngờ của Wagner, một trong những bài học quan trọng nhất mà Tổng thống Putin rút ra là vai trò của tình báo Nga trong ngăn chặn các nguy cơ.

Tổng thống Putin vẫn còn nhiều việc phải giải quyết sau vụ việc Wagner

Tổng thống Putin vẫn còn nhiều việc phải giải quyết sau vụ việc Wagner

Trong số nhiều câu hỏi còn bỏ ngỏ về cuộc nổi loạn của Yevgeny Prigozhin, một trong những khúc mắc lớn nhất là vai trò của lực lượng an ninh tình báo lừng lẫy của Nga.

FSB – cơ quan an ninh nội bộ quan trọng nhất của Điện Kremlin – đã bị chỉ trích nặng nề vì không hoàn thành nhiệm vụ của mình. Điều đáng nói, FSB từ lâu đã có liên hệ mật thiết và được cho là có nhiều nguồn tin trong Wagner

>> Nga "chật vật" thay thế ảnh hưởng của Wagner tại Trung Đông

Điều này rõ ràng đặt ra một tình huống vô cùng khó xử cho Tổng thống Putin – một cựu sĩ quan tình báo KGB. Đó là làm thế nào để củng cố lại vị thế của FSB cũng như các cơ quan tình báo quan trọng nhất của Nga hiện nay.

Ứng xử kỳ lạ của giới tình báo Nga

Ngày 23/6, khi lực lượng đánh thuê Wagner chiếm trụ sở chỉ huy quân đội Nga tại Rostov-on-Don, không chỉ FSB mà cả Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga đều phản ứng một cách chậm chạp.

Theo các chuyên gia Andrei Soldatov và Irina Borogan của Foreign Affairs, Lực lượng Vệ binh Quốc gia đã cố gắng hết sức để tránh đối đầu trực tiếp với Wagner. Trong khi FSB – với một số nhóm lực lượng đặc biệt tinh nhuệ - dường như cũng không thực hiện bất kỳ hành động nào ngoài những lời kêu gọi. Theo các nguồn tin trong FSB, để đối phó với sự xuất hiện của lực lượng Wagner, các đặc vụ FSB ở Rostov-on-Don chỉ đơn giản là rào chắn trong trụ sở địa phương.

Ngoài ra, một số quan chức an ninh hàng đầu, bao gồm người đứng đầu Hội đồng An ninh Nikolai Patrushev và người đứng đầu FSB Alexander Bortnikov, cũng vắng mặt trong sự kiện này. Ngay cả khi đoàn lính đánh thuê Wagner hành quân về phía Moscow, những lãnh đạo chủ chốt này đã không xuất hiện, cả tại hiện trường hay trước công chúng.

Lực lượng Wagner tổ chức cuộc binh biến mà không gặp kháng cự nào đáng kể

Lực lượng Wagner tổ chức cuộc binh biến mà không gặp kháng cự nào đáng kể

Thêm vào đó, cũng gây bất ngờ không kém là phản ứng thờ ơ của cơ quan tình báo quân đội Nga (GRU) trước vụ binh biến của Wagner. Ông Vladimir Alekseyev, Phó giám đốc thứ nhất của GRU, còn được cho là đã đồng tình với Prigozhin về những bức xúc của ông ta với Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và Tướng Valery Gerasimov, người đứng đầu lực lượng Nga ở Ukraine.

Với những diễn biến đó, các chuyên gia cho rằng giới tình báo Nga cũng có những mâu thuẫn sâu sắc với các tướng lĩnh hàng đầu của Moscow liên quan tới vấn đề Ukraine. Và điều này có nghĩa ông Putin sẽ phải đối mặt với một tình thế “tiến thoái lưỡng nan” – củng cố lại quyền lực của mình trong khi phải giải quyết mâu thuẫn trong các cơ quan an ninh và quân sự.

Phản ứng nào của Tổng thống Putin?

Các nhà quan sát cho rằng, ông Putin hẳn đã nhận ra sự chống đối của một số thành phần an ninh Nga sau cuộc binh biến. Và trong tuyên bố của mình sau khi binh biến kết thúc, thông điệp mà ông Putin gửi tới dường như dành cho chính lực lượng vũ trang.

Ông Putin gọi Prigozhin là “kẻ phản bội” để những người ủng hộ ông ta không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tránh xa ông trùm Wagner và những tuyên bố nhắm vào chính sách Ukraine của Nga.

“Khi làm như vậy, ông Putin đã không tính toán sai. Ông ấy muốn cắt đứt liên hệ giữa Wagner với quân đội và các cơ quan an ninh. Và vào thời điểm hiện tại, có vẻ như ông ấy đã làm như vậy”, ông Soldatov nhận định.

Lãnh đạo Nga cần nhanh chóng hàn gắn lại sự bất đồng trong giới quân sự Nga sau binh biến Wagner

Lãnh đạo Nga cần nhanh chóng hàn gắn lại sự bất đồng trong giới quân sự Nga sau binh biến Wagner

Nhưng mặt khác, lãnh đạo Liên bang Nga sẽ phải đối mặt với nghi ngờ ngày càng tăng về năng lực của các tướng lĩnh hàng đầu quân đội Nga. Với việc 13 phi công quân sự Nga bị lực lượng Wagner bắn hạ, việc các ông Shoigu và Gerasimov hoàn toàn vắng mặt trong cuộc khủng hoảng dường như chỉ càng đổ thêm dầu vào lửa cho sự bất mãn.

Thế khó khăn của ông Putin cũng được thể hiện ở việc chưa có động thái trừng phạt nào nhắm tới những lực lượng đã án binh bất động trước vụ nổi loạn của Wagner. Bởi trong lúc tinh thần binh lính đang dao động, lãnh đạo Nga có lẽ muốn tránh có thêm một cuộc khủng hoảng có thể làm lung lay thêm vị thế lãnh đạo của mình.

>> Chiến sự Nga - Ukraine: Kiev sắp có thêm lợi thế trên chiến trường

Cho tới nay, ông Putin vẫn để yên cho FSB và Lực lượng Vệ binh Quốc gia. Tuy nhiên, sớm hay muộn ông chủ Điện Kremlin cũng sẽ phải tìm cách củng cố lại ảnh hưởng đối với giới an ninh Nga. Bài học đảo chính thất bại năm 1991 – nơi có một số thành phần KGB tham gia – chắc chắn là điều Moscow muốn tránh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Binh biến Wagner và nỗi lo về tình báo Nga tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1715189469 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1715189469 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10