Hải Phòng: Cấp phép cho doanh nghiệp khai thác gần di tích?

Diendandoanhnghiep.vn Cụm di tích lịch sử Trại Sơn thuộc xã An Sơn, huyện Thuỷ Nguyên (Hải Phòng) có từ thủa khai thiên lập địa vị thần “Quý Minh Tản Viên Sơn Thánh” đang bị doanh nghiệp nổ mìn khai thác đá xâm hại?

Những ngày đầu tháng 8/2021, PV có mặt tại Cụm di tích lịch sử Trại Sơn. Ngay từ ngoài đường, đã nhìn thấy một mảng sườn núi rộng bị Công ty TNHH Kiên Ngọc dùng các phương tiện, máy móc đào bới nham nhở để khai thác đá. Càng đi sâu vào trong, càng thấy rõ mức độ tàn phá ghê gớm của hoạt động khai thác đá. Khoảng 11h trưa, sau một tiếng nổ lớn là bụi bay ra bủa vây xóm làng, bao trùm lên những ngôi nhà của các hộ dân và Cụm di tích. Nằm ngay dưới chân núi, nhiều nhà mới làm rất kiên cố nhưng nứt rạn hết cả chân tường lẫn trần nhà.

Nằm trong cụm di tích Trại Sơn, chùa Kim Liên cũng chung tình cảnh, sau mỗi đợt nổ mìn lại xuất hiện những vết nứt mới. Ngôi mộ của dòng họ Mạc nằm trong vùng lõi của di tích cũng bị nứt nát từ trong ra ngoài, xiêu vẹo, biến dạng. Đỉnh năng còn bị rơi hẳn ra ngoài.

Anh Trần Văn Quynh – Giám đốc khai thác mỏ Công ty TNHH Kiên Ngọc cho biết, bụi và đá văng là việc không thể tránh được khi nổ mìn khai thác đá. Hiện, doanh nghiệp cũng cảm thấy rất khó khăn, mệt mỏi khi cứ vài hôm lại có người nói hoạt động của chúng tôi gây ảnh hưởng đến di tích. Vì thế doanh nghiệp đề nghị TP Hải Phòng cần xác định rõ mốc giới của di tích. Chúng tôi chấp nhận điều chỉnh lại vị trí, toạ độ khai thác,… để tránh xâm hại đến di tích, yên tâm sản xuất.

có 3 quả núi sát nhau, một bên là quả núi chứa hang Huyện Uỷ, một bên là quả núi chứa hang Đốc Tít nhưng UBND TP Hải Phòng lại cấp phép cho doanh nghiệp khai thác quả núi ở giữa.

Có 3 quả núi sát nhau, một bên là quả núi chứa hang Huyện Uỷ, một bên là quả núi chứa hang Đốc Tít nhưng UBND TP Hải Phòng lại cấp phép cho doanh nghiệp khai thác quả núi ở giữa.

Được biết, cụm di tích Trại Sơn, gồm: hang Đốc Tít, hang Huyện Uỷ, hang Công An, động Cửa Vua, địa điểm chùa Kim Liên tại xã An Sơn, huyện Thuỷ Nguyên, đã được UBND TP Hải Phòng công nhận là di tích lịch sử cấp thành phố ngày 11/5/2005.

Đến ngày 29/1/2013, UBND TP Hải Phòng quyết định cho Công ty TNHH Kiên Ngọc được khai thác khoáng sản đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại khu vực phía Tây Nam khu B, núi Trại Sơn, xã An Sơn, Thuỷ Nguyên (Giấy phép khai thác khoáng sản số 246/GP-UBND). Cụ thể, diện tích thực hiện dự án khai thác khoáng sản là 16,64ha (trong đó: diện tích khu vực khai thác khoáng sản là 10,03ha; diện tích khu vực các công trình phụ trợ là 6,61ha). Thời hạn khai thác là 12 năm 7 tháng, công suất khai thác 300.000m3/năm đá nguyên khai.

Theo bản đồ khu vực khai thác khoáng sản của cơ quan đo vẽ, Trung tâm kỹ thuật Tài nguyên - Môi trường có thể thấy, hang Huyện Uỷ, hang Đốc Tít nằm sát diện tích 10,03ha khu vực khai thác khoáng sản của Công ty Kiên Ngọc.

Không hiểu lý do gì, UBND TP Hải Phòng có thể cấp phép cho Công ty Kiên Ngọc khai thác đá tại vị trí nêu trên. Có thể hình dung, có 3 quả núi sát nhau, một bên là quả núi chứa hang Huyện Uỷ, một bên là quả núi chứa hang Đốc Tít nhưng UBND TP Hải Phòng lại cấp phép cho doanh nghiệp khai thác quả núi ở giữa. Hoặc ở góc độ khác có thể hiểu, một quả núi chia thành 2 nửa, một nửa là di tích, một nửa lại được cấp phép cho doanh nghiệp khai thác. Việc người dân hoài nghi, khi doanh nghiệp khai thác hết khu vực được cấp phép thì nơi đó sẽ chẳng còn lại di tích nữa là hoàn toàn có cơ sở, hoặc di tích có còn lại thì cũng nham nhở, chẳng còn đâu ra sự liên kết.

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Đăng – Chủ tịch UBND xã An Sơn cho biết, Công ty Kiên Ngọc khi khai thác đã có giấy phép hoạt động và cắm mốc tại những vị trí được khai thác. Quan điểm của địa phương là phải bảo vệ di tích lịch sử, không để doanh nghiệp động vào đó.

Ông Đăng cho biết thêm, cụm di tích lịch sử Trại Sơn nằm gần vị trí mỏ khai thác đá của Công ty Kiên Ngọc. Thời gian qua, theo phản ánh của người dân về tình trạng các công trình khai thác đá xâm hại đến khu di tích, UBND xã cùng các ngành chức năng đã tiến hành kiểm tra tại hiện trường nhưng chưa phát hiện các hành vi xâm phạm. Tuy nhiên, hoạt động nổ mìn khai thác gần khu vực cửa hang thì không thể tránh khỏi việc đá văng và bụi, gây ảnh hưởng đến cảnh quan di tích.

"Địa phương rất muốn và đề nghị Sở Văn hoá chỉ cho chúng tôi biết 4 di tích được thành phố công nhận có vành đai bảo vệ bao nhiêu mét và đến đâu. Nếu quyết định công nhận di tích có nói tới vành đai bảo vệ cụ thể là bao nhiêu mét thì chắc chắn doanh nghiệp không được cấp mỏ để khai thác nhưng quyết định chỉ nêu ra cụm di tích này gồm 4 cái tên. Vì Sở Văn hoá không xác định vành đai 2 của di tích nên địa phương không biết quản lý di tích thế nào. Hai Phó chủ tịch, người ra quyết định công nhận di tích, người cấp phép mỏ nên rất chênh nhau" – ông Đăng chia sẻ.

Ngôi mộ của dòng họ Mạc nằm trong vùng lõi của di tích cũng bị nứt nát từ trong ra ngoài, xiêu vẹo

Ngôi mộ của dòng họ Mạc nằm trong vùng lõi của di tích cũng bị nứt nát từ trong ra ngoài, xiêu vẹo

Ông Đăng cũng chia sẻ, nếu cứ giữ nguyên cả quả núi để phát triển du lịch thì An Sơn đã không nghèo như bây giờ. Trước đó, trong núi Trại Sơn còn có toàn bộ hệ thống hang chứa dầu của xí nghiệp 131, đi vào đó thăm quan rất thích, rất đẹp. Tôi đã được vào rồi, trong đó có khoảng 17 hầm trong núi, đường làm bê tông, bên ngoài núi trùm vào rất đẹp nhưng giờ chẳng còn chỗ nào, doanh nghiệp đã khai thác hết rồi.

Hoà thượng Thích Quảng Tùng – Trụ trì chùa Dư Hàng, Đại biểu HĐND TP Hải Phòng cho biết, trong kỳ họp HĐND thành phố tới đây thầy cũng sẽ có ý kiến kiến nghị về việc khai thác đá gây ảnh hưởng đến di tích tại địa phương này.

Theo tôi thì nên chấm dứt hoạt động khai thác tại đó. Bao nhiêu di tích lịch sử ở bên đó lại phá đi. Phá đi thì dễ nhưng để có được quả núi như thế thì đâu phải dễ - Hoà thượng nhấn mạnh.

Từ câu chuyện này có thể thấy rõ, việc nổ mìn khai thác của doanh nghiệp gây ảnh hưởng đến di tích có một phần lỗi từ khâu cấp phép, công nhận di tích của UBND TP Hải Phòng. Nói như ông Chủ tịch xã thì đúng là có sự chênh nhau, mạnh ai người ấy cấp phép và chính doanh nghiệp lại đang là nạn nhân.

Hiện các cấp các ngành vẫn kết luận việc khai thác của doanh nghiệp chưa có dấu hiệu xâm phạm đến di tích nhưng về lâu về dài việc nổ mìn khai thác gần cụm di tích chắc chắn sẽ làm thay đổi hiện trạng của di tích. Thiết nghĩ, trong thời gian sớm nhất, Sở VHTT cần thành lập đoàn công tác về kiểm tra tại cụm di tích Trại Sơn. Còn việc xử lý trách nhiệm, cá nhân gây ảnh hưởng đến di tích, từ việc cấp phép đến hoạt động của doanh nghiệp thì ai làm sai người đó phải chịu trách nhiệm.

Diễn đàn Doanh nghiệp sẽ tiếp tục thông tin!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hải Phòng: Cấp phép cho doanh nghiệp khai thác gần di tích? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711644148 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711644148 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10