TP Hải Phòng yêu cầu các doanh nghiệp chi trả tiền lương, tiền thưởng kịp thời, đúng quy định, không để xảy ra tình trạng nợ lương, thưởng trong dịp Tết 2022…
>>>Hải Phòng: Công nghiệp tạo động lực tăng trưởng kinh tế
>>>Hải Phòng: Chuyển biến tích cực gỡ bỏ thẻ vàng của EC
Đó là chỉ đạo của ông Nguyễn Văn Tùng - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng về việc bảo đảm quyền lợi cho người lao động trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2022.
Ông Tùng cho biết, thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đã gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh dẫn đến việc không thực hiện đầy đủ chế độ chính sách đối với người lao động. Ngay trong những ngày đầu năm 2022, trên địa bàn TP Hải Phòng đã xảy ra 3 vụ việc người lao động tập trung đông người kiến nghị, đình công, ngừng việc tập thể tại mốt số công ty thuộc các KCN…
“Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động và không để xảy ra các cuộc đình công, ngừng việc tập thể trên địa bàn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, TP Hải Phòng yêu cầu Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng phối hợp với các Sở, ban, ngành và địa phương nắm chắc tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động, đặc biệt là chế độ lương, thưởng trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Trong đó, chú ý tập trung vào các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, có nguy cơ phá sản, giải thể, nợ tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động...”, ông Tùng nhấn mạnh.
TP Hải Phòng hiện có 12 KCN đang hoạt động, thu hút trên 170.000 công nhân lao động làm việc. Theo thống kê của công đoàn khu kinh tế Hải Phòng, gần 12.000 người lao động tỉnh xa, đang làm việc tại các KCN dự kiến ở lại Hải Phòng đón Tết; trong đó, chủ yếu tập trung tại KCN Tràng Duệ, VSIP. Vì vậy, việc chăm lo đời sống cho người lao động là hết sức cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp như hiện nay.
Được biết, TP Hải Phòng cũng yêu cầu các đơn vị có liên quan nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và người lao động để xây dựng kế hoạch trả lương, thưởng, các khoản phúc lợi khác trong dịp Tết Nguyên đán, công khai để người lao động biết. Đồng thời, nắm tình hình, rà soát các doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh; tăng cường kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động…để kịp thời phối hợp với chủ doanh nghiệp giải quyết, tránh gây bức xúc cho người lao động. Về phía các doanh nghiệp phải chi trả tiền lương, tiền thưởng kịp thời, đúng quy định, không để xảy ra tình trạng nợ lương, thưởng…
>>>Hải Phòng: Những công trình trọng điểm hối hả về đích
>>>Hải Phòng: Triển vọng trở thành trung tâm sản xuất năng lượng sạch
Mới đây, để động viên người lao động trong các doanh nghiệp yên tâm lao động sản xuất, BQL KKT Hải Phòng đến thăm, tặng quà, chúc Tết một số doanh nghiệp tại các KCN, KKT trên địa bàn. Phía công đoàn khu kinh tế Hải phòng cũng tổ chức chương trình “Tết sum vầy- Xuân bình an”, tặng quà công nhân, lao động khó khăn nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Trong đó, trao 2.877 suất quà cho chuyên gia, người lao động nước ngoài ở lại Việt Nam đón Tết; trao trợ cấp, quà tết cho hơn 7.200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo tổng kinh phí chi trợ cấp, quà Tết trên 4,5 tỷ đồng; tổ chức hơn 60 chuyến xe, hỗ trợ 1.000 vé xe đưa công nhân lao động về quê ăn Tết. Đồng thời, vận động xã hội hóa từ các doanh nghiệp, trao 6 nghìn phiếu mua hàng "0 đồng", với tổng trị giá 600 triệu đồng tặng người lao động. Các gian hàng di động được bố trí tại các KCN, doanh nghiệp có đông lao động nhằm tạo thuận lợi đối với công nhân và bảo đảm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Lê Trung Kiên - Trưởng ban BQL KKT Hải Phòng cho biết, trong bối cảnh chịu nhiều tác động của dịch COVID-19, các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, giữ ổn định sản xuất, tạo việc làm cho công nhân, lao động, đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của TP Hải Phòng.
“Trong năm 2022, TP Hải Phòng nói chung và Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng nói riêng sẽ không ngừng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn, tạo thuận lợi để doanh nghiệp ổn định và phát triển. Phía các doanh nghiệp cũng phải quản lý chặt chẽ và cho người lao động test nhanh COVID-19 sau khi nghỉ Tết quay lại làm việc; tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đối với những lao động ở lại làm việc xuyên Tết”, ông Kiên cho biết thêm.
Tính đến tháng 12/2021, Liên đoàn TP Hải Phòng quản lý 2.865 công đoàn cơ sở với 315.838 công nhân viên chức lao động. Tổng số đoàn viên công đoàn là 295.728 người, đoàn viên nữ là 176.458 người (chiếm 59,7%), trong đó có trên 170.000 công nhân lao động làm việc trong các cụm, khu công nghiệp.Thu nhập bình quân của người lao động thành phố đạt khoảng 6,9 triệu đồng/người/tháng, trong đó: khối hành chính sự nghiệp 6,5 triệu đồng/người/tháng; khối doanh nghiệp nhà nước là 7,1 triệu đồng/người/tháng; doanh nghiệp FDI 8,4 triệu đồng/người/tháng; doanh nghiệp ngành xây dựng, da giầy 6,5 triệu đồng/người/tháng; doanh nghiệp ngành vận tải, vu lịch 5,3 triệu đồng/người/tháng…. |
Có thể bạn quan tâm
Hải Phòng: Đìu hiu chợ hoa Xuân 2022
13:50, 23/01/2022
Hải Phòng: Công nghiệp tạo động lực tăng trưởng kinh tế
00:36, 19/01/2022
Hải Phòng: Trung tâm triển lãm Cánh diều giờ ra sao?
10:00, 17/01/2022
10 thành tựu nổi bật của Hải Phòng năm 2021
04:31, 17/01/2022
Bất động sản Hải Phòng 2022: Dự báo tăng trưởng mạnh
11:27, 16/01/2022