Một sản phẩm, hai mã áp, doanh nghiệp thiệt hại kép

Diendandoanhnghiep.vn “Đột ngột” bị Cục Hải quan TP. Hà Nội thay đổi việc áp mã HS với mặt hàng “Alaska Deep Sea Fish Oil Omega-3,6,9” khiến doanh nghiệp nhập khẩu thiệt hại lên đến gần 5 tỷ đồng,...

p/Việc áp mã HS đối với sản phẩm “AlaskaDeep Sea Fish Oil Omega-3,6,9” của Công ty Cổ phần thương mại Polvita mà các cơ quan Hải quan đang thực hiện, liệu có đang

Việc áp mã HS đối với sản phẩm “AlaskaDeep Sea Fish Oil Omega-3,6,9” của Công ty Cổ phần thương mại Polvita mà các cơ quan Hải quan đang thực hiện, liệu có đang "ngược dòng"? Ảnh: Gia Nguyễn

Theo đơn “kiến nghị” đến Diễn đàn Doanh nghiệp, Công ty CP thương mại Polvita (Công ty Polvita) - địa chỉ tại Lô B7, ngách 1, ngõ 187 Nguyễn Tuân, phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội cho biết: từ năm 2010 cho tới nay, doanh nghiệp đã mở tổng cộng 78 tờ khai nhập khẩu liên quan đến mặt hàng “Alaska Deep Sea Fish Oil Omega-3,6,9” qua nhiều Chi cục Hải quan khác nhau tại Hà Nội và Hải Phòng. Đồng thời, các Chi cục trực thuộc Cục Hải quan Hải Phòng và Cục Hải quan Hà Nội cũng đã kiểm tra sau thông quan tại trụ sở Hải quan tổng cộng 12 lần cho những tờ khai có chứa mặt hàng này, tất cả đều không có ý kiến về việc kê khai mã HS 2106.90.

“Đột ngột” thay đổi áp mã HS

Tuy nhiên, mới đây, ngày 07/8/2019, Cục Hải quan TP. Hà Nội đã ban hành quyết định ấn định thuế, quyết định xử phạt hành chính vì cho rằng sản phẩm “Thực phẩm bổ sung Alaska Deep Sea Fish Oil Omega-3,6,9” phải áp mã HS 1517.90.90 cho các tờ khai từ ngày 05/9/2014, dẫn đến nhiều hệ lụy cho doanh nghiệp như: truy thu thuế nhập khẩu, VAT; tiền nộp chậm; xử phạt vi phạm hành chính, với tổng số tiền lên tới hơn 4,7 tỉ đồng.

Trước những quyết định thiếu thuyết phục từ cơ quan Hải quan, doanh nghiệp đã nhiều lần có giải trình, kiến nghị lên Cục Hải quan TP. Hà Nội, Tổng cục Hải quan về việc áp mã HS 1517.90.90 đối với sản phẩm “Alaska Deep Sea Fish Oil Omega-3,6,9” là không chính xác.

Sau khi tiếp nhận công văn của doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan cũng đã ghi nhận vướng mắc về việc phân loại mặt hàng này và có gửi hồ sơ xin ý kiến Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO). Sau đó WCO đã có email trả lời về việc khuyến nghị phân loại vào mã HS 1517.90.90.

Tuy nhiên doanh nghiệp cho rằng thông tin mà WCO có về sản phẩm “Alaska Deep Sea Fish Oil Omega-3,6,9” để thực hiện việc đánh giá phân loại mặt hàng này là chưa hoàn toàn chính xác nên tiếp tục khiếu nại lên Tổng cục Hải quan Việt Nam và WCO.

Có hay không việc áp mã sai?

Trao đổi với PV DĐDN, ông Thái Hồng Sơn – Giám đốc Công ty Polvita cho biết: dầu cá thu được từ việc chế biến đã trải qua quá trình biến đổi hóa học gây ra thay đổi trong cấu trúc hóa học của dầu cá và chỉ chứa duy nhất Ethyl Ester.

Trong khi đó, tại Phán quyết phân loại của Tổ chức Hải quan Thế giới trong phiên họp thứ 60 vào tháng 10 năm 2017 cũng đã nêu rõ: “Tại mục số 4, sản phẩm dầu cá được sơ chế và xuất khẩu theo thùng được phân loại mã HS 1516.10. Tuy nhiên tại mục số 11, cũng dầu cá đó sau khi được chế biến thành axit béo dưới dạng Ethyl Ester được phân loại mã HS 2106.90”, ông Sơn phân tích.

Được biết, trong thời gian qua, Công ty Polvita cũng đã tìm hiểu phân loại mặt hàng “Thực phẩm bổ sung Alaska Deep Sea Fish Oil Omega-3,6,9” tại các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean). Cho đến thời điểm hiện tại, tất cả các nước Polvita đã liên hệ (gồm: Singapore, Brunei, Camphuchia, Lào, Philipin, Thái Lan) đều khuyến cáo phân loại mặt hàng này vào nhóm 2106.90.

Không chỉ có vậy, Công ty Polvita thông qua một công ty tại Singapore nộp đơn và các giấy tờ liên quan lên cơ quan Hải quan, ngày 19/05/2020 Cơ quan Hải quan Sigapore phản hồi về việc đã ban hành phán quyết phân loại mã HS 2106.90.72 cho sản phẩm “Thực phẩm bổ sung Alaska Deep Sea Fish Oil Omega-3,6,9”.

“Việc phân loại mã HS 1517.90.90 thay mã HS 2106.90 cho mặt hàng “Thực phẩm bổ sung Alaska Deep Sea Fish Oil Omega-3,6,9” là không chính xác, không phù hợp với bản chất của sản phẩm, làm tăng đột biến chi phí thuế nhập khẩu, tạo gánh nặng rất lớn một cách vô lý cho công ty chúng tôi. Tôi đề nghị cơ quan chức năng sớm xem xét và giải quyết để đảm bảo công bằng và quyền lợi chính đáng của công ty Polvita”, ông Sơn kiến nghị.

Việt Nam với tư cách là thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean), thì việc phân loại hàng hóa phải phù hợp và thống nhất với thông lệ quốc tế và đã được quốc tế ghi nhận. Ngoài ra, trong khuôn khổ hợp tác Hải quan của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, các doanh nghiệp kỳ vọng, các quốc gia thành viên khi áp dụng chung biểu thuế quan hài hòa (AHTN) sẽ phân biệt nhất quán cùng một mã HS cho cùng một mặt hàng.

Ông Thái Hồng Sơn
Giám đốc Công ty Cổ phần thương mại Polvita

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Một sản phẩm, hai mã áp, doanh nghiệp thiệt hại kép tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713576746 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713576746 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10