Tổng thống Hàn Quốc, Moon Jae-in cho biết, ông đã ra lệnh nâng mức cảnh báo dịch bệnh SARS-CoV-2 của quốc gia này lên mức “báo động đỏ”.
Hàn Quốc đã nâng mức cảnh báo dịch bệnh SARS-CoV-2 lên mức cao nhất vào Chủ nhật sau khi số lượng ca nhiễm bệnh tiếp tục gia tăng lên đến 602 trường hợp, trong đó có hai trường hợp tử vong. Bên cạnh đó, truyền thông Trung Quốc cũng cảnh báo dịch bệnh vẫn chưa đến “đỉnh” mặc dù đã có một số dấu hiệu giảm bớt.
Tổng thống Hàn Quốc, Moon Jae-in cho biết, ông đã ra lệnh nâng mức cảnh báo dịch bệnh của quốc gia này lên mức “báo động đỏ” do sự gia tăng nhanh chóng trong các trường hợp nhiễm bệnh mới. Các quan chức y tế của nước này đã đưa ra báo cáo thêm 169 ca nhiễm mới trong ngày hôm nay, nâng tổng số lên 602 người, sau khi đã gia tăng liên tục từ thứ Sáu đến thứ Bảy vừa qua.
Lần cuối cùng Hàn Quốc nâng mức cảnh báo lên mức cao nhất là 11 năm trước khi dịch cúm A, H1N1 bùng phát.
Nhiều trường hợp nhiễm bệnh mới của Hàn Quốc được cho là có mối liên quan đến nhà thờ Shincheonji của Giáo hội Jesus tại thành phố Daegu. Một phụ nữ 61 tuổi được gọi là “Bệnh nhân thứ 31” đã dương tính với virus vào tuần trước. Người phụ nữ này, gần đây đã không hề có hồ sơ du lịch nước ngoài.
Sự leo thang của số ca nhiễm bệnh ở mức báo động đã bắt buộc chính phủ Hàn Quốc phải gửi thêm nguồn lực y tế đến thành phố Daegu và quận Cheongdo, nơi được chỉ định là “khu chăm sóc và cách ly đặc biệt” của thành phố.
Có thể bạn quan tâm
14:46, 24/02/2020
19:35, 23/02/2020
09:42, 24/02/2020
14:13, 23/02/2020
01:00, 08/02/2020
20:46, 07/02/2020
Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc cho biết, chính phủ Hàn Quốc đã ra lệnh đóng cửa trường học và ngăn chặn các hoạt động công cộng ngoài trời tạm thời.
Tại Trung Quốc, Ủy ban y tế nước này đã xác nhận thêm 648 ca nhiễm mới, cao hơn một ngày trước đó nhưng chỉ có 18 trường hợp là nằm ngoài tỉnh Hồ Bắc, con số thấp nhất bên ngoài tâm dịch kể từ khi chính quyền Trung Quốc bắt đầu công bố dữ liệu một tháng trước. Tổng cộng, Trung Quốc đã thống kê báo cáo 76.936 trường hợp nhiễm bệnh và 2.442 trường hợp tử vong.
Các ca nhiễm bệnh tiếp tục gia tăng trên thế giới.
Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe, đã chỉ đạo các cơ quan chính phủ nước này khẩn trương chuẩn bị các điều kiện y tế và dự thảo một “kế hoạch toàn diện” để ngăn chặn sự lây lan của virus, sau khi Ủy ban Y tế nước này báo cáo thêm 27 trường hợp nhiễm bệnh vào thứ Bảy vừa qua.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã hạn chế visa đối với Hàn Quốc và Nhật Bản do tình trạng nhiễm bệnh của các nước này đang leo thang nhanh chóng.
Ở Ý, quốc gia có số lượng ca nhiễm nhiều nhất châu Âu, tăng gấp bốn lần lên 79 ca vào thứ Bảy trong đó có hai trường hợp tử vong.
Iran đã báo cáo có tổng cộng 43 trường hợp nhiễm bệnh, với tám trường hợp tử vong, buộc một số nước láng giềng phải thông báo về việc hạn chế đi lại và nhập cảnh.
Tác động của SARS-CoV-2 lên kinh tế là cực kỳ đáng quan ngại khi tại cuộc họp của các bộ trưởng tài chính G20 ở Riyadh, người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế, IMF, cho biết, tăng trưởng GDP năm 2020 của Trung Quốc có thể sẽ thấp hơn mức 5,6%, giảm 0,4 % so với triển vọng tháng 1.
Bắc Kinh, Chiết Giang, Tứ Xuyên lần đầu tiên không xuất hiện ca mới vào ngày 22 tháng 2 kể từ khi dịch bệnh được phát hiện. Có những dấu hiệu của cuộc sống trở lại nơi đường phố Thượng Hải. Một số quán cà phê phục vụ thức ăn mang về và các gia đình đeo khẩu trang dắt chó đi dạo.
Truyền hình nhà nước Trung Quốc kêu gọi mọi người cẩn trọng, tránh tự mãn, không tụ tập đông người ở các khu vực công cộng và các điểm du lịch mà không đeo khẩu trang.
WHO, hôm thứ Bảy vừa qua nhấn mạnh rằng, số trường hợp bên ngoài Trung Quốc tuy vẫn còn khá ít, nhưng thêm mối quan ngại khi các trường hợp nhiễm bệnh lại không có mối liên hệ rõ ràng với Trung Quốc. Theo WHO, SARS-CoV-2 đã lan sang khoảng 26 quốc gia và vùng lãnh thổ bên ngoài Trung Quốc, gây tử vong hơn một chục người.
Tổng Giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus đã đưa ra lời cảnh báo rằng, nguy cơ dịch bệnh lây lan trên quy mô toàn thế giới là rất cao khi những trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 không có mối liên hệ rõ ràng với Trung Quốc. Tất cả làm dấy lên nguy cơ dịch bệnh có thểlây lan sang các quốc gia có hệ thống y tế yếu kém như khu vực châu Phi.