Hãng bay tìm hướng tái cấu trúc đội tàu, tối ưu chi phí

Diendandoanhnghiep.vn Việc tái cơ cấu đội bay nhằm giúp các hãng bay tối ưu chi phí, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.

>> Bamboo Airways tiếp tục là hãng bay đúng giờ nhất 8 tháng năm 2023

Tái cơ cấu đội tàu bay để vận hành có lãi

Bamboo Airways vừa có động thái tái cơ cấu đội tàu bay theo hướng gia tăng hiệu quả khai thác và tối ưu hoá chi phí, "tiến tới mục tiêu tăng cường sự đồng nhất về các chủng loại tàu bay trong dài hạn", hãng bay khẳng định.

Đây là hoạt động nối tiếp, phục vụ tương ứng mạng đường bay và tần suất khai thác mới đã được hãng hoàn thiện điều chỉnh trước đó.

Bamboo Airways tiến tới tăng cường sự đồng nhất về các chủng loại tàu bay trong dài hạn để giảm thiểu chi phí bảo trì và tối đa hóa tính khả dụng của đội bay.

Trong vận tải hàng không, cơ cấu chi phí hoạt động kinh doanh tập trung vào các thành phần chính gồm: chi phí nhiên liệu, chi phí thuê vào bảo dưỡng bắt buộc với đội tàu bay, chi phí nhân công, chi phí khấu hao và các chi phí dịch vụ hàng không…

Theo báo cáo chỉ số chi phí hàng không của Hiệp hội Vận tải Hàng không Hoa Kỳ quý I/2023, đối với các hãng bay tại Mỹ, chi phí liên quan đến máy bay (gồm chi phí thuê và sở hữu máy bay/phi máy bay, vật liệu bảo trì/bảo dưỡng, bảo hiểm máy bay) đứng top 3, chiếm 12,4%, chỉ sau chi phí về nhân sự và nhiên liệu.

Bên cạnh đó, chi phí khấu hao khi thuê/mua máy bay cũng là một khoản chi tiêu đáng kể đối với các hãng hàng không. Thống kê cho thấy, chi phí này chiếm 4% tổng chi phí khi vận hành dòng tàu bay phản lực.

Như vậy, đội bay có ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu chi phí và doanh thu của bất kỳ hãng hàng không nào. Do đó, việc đánh giá, lựa chọn và quản lý đội tàu bay tối ưu, đáp ứng phù hợp với nhu cầu khai thác và đưa ra quyết định mua/thuê thông minh là yếu tố quan trọng giúp hãng hàng không vận hành có lãi.

Đây cũng là sự thích nghi và điều chỉnh cần thiết để thích nghi với điều kiện thị trường, cũng như tối ưu hoá khả năng khai thác trong từng giai đoạn.

Điển hình như trường hợp của Thai Airways. Tháng 5/2020, hãng bay này gặp khủng khoảng khi doanh thu sụt giảm do Covid-19. Sau đó, hãng bước vào kế hoạch tái cấu trúc: mạnh tay cắt giảm đội bay, từ 103 chiếc trước đại dịch xuống còn 65 máy bay, cơ cấu lại mạng đường bay, kế hoạch bay, nguồn nhân lực nói chung.

Với sự cứng rắn này, hãng đã "lội ngược dòng" thành công. Năm 2022, hãng trở lại đường đua lợi nhuận với thặng dư hơn 8,8 tỉ baht (khoảng 250,4 triệu USD).

Trong quý 2/2023, Thai Airways công bố lợi nhuận ròng đạt 2,2 tỷ baht (khoảng 62,6 triệu USD), khi đã phục vụ 3,35 triệu lượt hành khách trong quý từ tháng 4-6/2023, tăng 67% so với quý trước đó.

Một hãng bay thuộc khu vực Đông Nam Á khác là Philippine Airlines cũng đã và đang dần thoát khỏi tình trạng khó khăn, củng cố lại vị thế nhờ tái cơ cấu đội bay, sau những tổn thất do đại dịch gây ra.

Trước đó, tháng 9/2021, Philippine Airlines nộp đơn xin bảo hộ phá sản ở New York. Tuy nhiên, nhờ những hành động quyết liệt, bao gồm tái cấu trúc tài chính và cắt giảm 25% quy mô đội bay, hãng hàng không này đã có lãi hai quý liên tiếp trong nửa đầu năm 2022. Tổng lợi nhuận nửa đầu năm là 72 triệu USD.

Đồng nhất dòng máy bay, tối ưu hóa nguồn nhân lực

Đối với Bamboo Airways, việc hướng tới đồng nhất dòng máy bay sẽ giúp hãng giảm thiểu chi phí bảo trì và tối đa hóa tính khả dụng của đội bay.

Thống kê của Boeing, tùy thuộc vào độ tuổi, loại và tầm hoạt động của máy bay, chi phí bảo trì thường chiếm từ 10 đến 20% chi phí vận hành trực tiếp. Việc có máy bay giống nhau sẽ giúp hãng giảm chi phí phụ tùng thay thế, có thể dự trữ linh kiện, cũng như giảm thời gian máy bay ngừng hoạt động do bảo dưỡng, kéo theo giảm chi phí nói chung.

Ngoài ra, vận hành một đội bay nhiều chủng loại sẽ kéo theo yêu cầu duy trì đội ngũ kỹ sư máy bay đa dạng để đảm bảo mọi máy bay đều được bảo dưỡng, sửa chữa khi cần thiết. Tuy nhiên, không phải thợ máy nào cũng có thể bảo dưỡng hết các dòng máy bay, khiến việc điều phối nhân lực gặp khó khăn.

Do đó, việc đồng nhất dòng máy bay có thể tối ưu hóa nguồn nhân lực làm nhiệm vụ bảo dưỡng máy bay này, cũng như làm giảm độ phức tạp của việc bảo trì, bảo dưỡng nói chung.

Không chỉ tối ưu nguồn nhân lực kỹ sư máy bay, điều này cũng giúp hãng điều phối linh hoạt đội ngũ phi công, trong bối cảnh nhiều phi công đang được đào tạo để điều khiển một dòng máy bay duy nhất.

Như vậy, tái cơ cấu đội bay là một trong những giải pháp then chốt để giúp hãng bay tối ưu hoá chi phí, tái cơ cấu tổng thể thành công.

Sau khi hoàn thành tái cơ cấu, Bamboo Airways có thể hướng tới kế hoạch tiếp tục điều chỉnh theo hướng gia tăng đội bay với dòng máy bay đồng nhất để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hãng bay tìm hướng tái cấu trúc đội tàu, tối ưu chi phí tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714356615 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714356615 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10