HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 17): Luật Doanh nghiệp và hành trình tiến đến không gian kinh tế tự do

Luật sư TRƯƠNG THANH ĐỨC, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam 15/03/2021 04:50

Luật Doanh nghiệp, đặc biệt là Luật Doanh nghiệp phiên bản năm 1999 đã thể hiện một bước tiến dài trong hành trình tiến đến một không gian kinh tế tự do hơn.

Hành trình để đưa Việt Nam trở thành một nước có không gian kinh tế tự do, hoàn hảo cũng là một trong những dấu mốc đáng chú ý của Việt Nam trên hành trình đổi mới. Và sự ra đời của Luật Doanh nghiệp cũng là một trong những nỗ lực để Việt Nam đạt được mục tiêu này.

Luật Doanh nghiệp được xem là một trong những bước ngoặt lớn cho kinh tế Việt Nam.

Luật Doanh nghiệp được xem là một trong những bước ngoặt lớn cho kinh tế Việt Nam.

Luật Doanh nghiệp, đã chuyển từ quản lý hầu như bằng “giấy phép”, bằng cho phép đến quản lý bằng việc xác định “điều kiện kinh doanh”, bằng tự do kinh doanh. Diễn đạt ngắn ngọn thì là việc thay đổi từ “chọn cho” sang “chọn bỏ”, tức là từ chỗ liệt kê cho phép được làm cái gì thì nay là chỉ cấm cái gì mà thôi, còn lại là được làm.

Từ việc thay đổi tư duy quản lý

Đây là bước chuyển dài để tiến tới một không gian kinh tế tự do hơn. Đồng thời các nội dung này cũng đã được chuyển hầu hết từ Luật Doanh nghiệp sang Luật Đầu tư.

Luật Doanh nghiệp đã được xây dựng với cách tiếp cận về quyền tự do kinh doanh theo hướng đơn giản hóa điều kiện, thủ tục cấp phép, dỡ bỏ hàng loạt hạn chế, bất cập của quy định cũ, mở rộng các nhóm quyền tự quyết của doanh nghiệp. Một điểm nổi bật là hướng tiếp cận mới liệt kê một số ngành nghề cấm kinh doanh, ngoài các ngành nghề này, mọi chủ thể đều có quyền kinh doanh.

Đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, thì cũng đã thống kê được tương đối cụ thể, rõ ràng, minh bạch 243 ngành, nghề trong một danh mục kèm theo Luật để dễ dàng nắm bắt và tuân thủ.

Tại Điều 7 về quyền của doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định rằng, doanh nghiệp được “tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm”. Vậy luật cấm gì? Điều 6 của Luật Đầu tư năm 2014 cấm đầu tư kinh doanh trong 7 ngành nghề sau: kinh doanh ma túy; kinh doanh hóa chất, khoáng vật cấm; kinh doanh động, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm có nguồn gốc từ tự nhiên; kinh doanh mại dâm; mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người; các hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người và kinh doanh pháo nổ.

Để làm rõ hơn giới hạn cấm này, Luật Đầu tư năm 2014 còn có 3 phụ lục liệt kê chi tiết danh mục chất ma túy; danh mục hóa chất, khoáng chất và danh mục các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm cấm kinh doanh. Trong lịch sử lập pháp Việt Nam, đây là lần đầu tiên một văn bản luật, nhưng lại có các phụ lục quy định chi tiết và tỉ mỉ như vậy.

Tới hành trình đảm bảo quyền tự do cho doanh nghiệp

Tiến bộ của Luật Doanh nghiệp năm 2014 về quyền tự do kinh doanh còn thể hiện ở việc đăng ký kinh doanh không cần ghi ngành nghề. Trước đây trong Luật Doanh nghiệp năm 2005, tại Điều 9 quy định doanh nghiệp có nghĩa vụ “hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh". Điều luật này trói buộc doanh nghiệp trong những ngành nghề, mà các nhà làm luật của Nhà nước liệt kê ra và cho phép doanh nghiệp đăng ký.

Tiến bộ của Luật Doanh nghiệp năm 2014 về quyền tự do kinh doanh còn thể hiện ở việc đăng ký kinh doanh không cần ghi ngành nghề.

Tiến bộ của Luật Doanh nghiệp năm 2014 về quyền tự do kinh doanh còn thể hiện ở việc đăng ký kinh doanh không cần ghi ngành nghề.

Suy cho cùng, đó là sự ban phát quyền kinh doanh từ Nhà nước, trái với quy định “công dân có quyền tự do kinh doanh” tại Điều 57 Hiến pháp năm 1992 và Điều 33 Hiến pháp năm 2013.

Vì vậy, Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã bỏ việc quy định ngành nghề kinh doanh trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Theo Điều 29 của Luật Doanh nghiệp năm 2014, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chỉ còn 5 hoặc 6 (trước đây là 9) nội dung là: Tên doanh nghiệp; mã số doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính; thông tin về người đại diện theo pháp luật; thành viên công ty (đối với Công ty TNHH); và vốn điều lệ (trừ doanh nghiệp tư nhân).

Thật ra, trên thực tế, quyền tự do kinh doanh như trong Luật đã được đảm bảo. Nhưng hàng năm Chính phủ vẫn phải ra hàng loạt chỉ đạo để cải thiện môi trường kinh doanh.

Luật thì đã được cải tiến rất thông thoáng, nhưng thực thi lại là câu chuyện khác. Tôi được biết có những giấy phép mà để có thể xin được nó, người kinh doanh đã phải bỏ ra hàng tỷ đồng.  

Thêm vào đó, các “điều kiện kinh doanh” hiện nay còn đang quá phức tạp và trở thành rào cản đối với những ai muốn khởi nghiệp và gia nhập thị trường. Tinh thần cải cách mạnh mẽ của Luật Doanh nghiệp không được kế thừa khi xây dựng các Luật, nghị định và thông tư chuyên ngành liên quan đến doanh nghiệp. Vẫn còn tư duy không quản được thì cấm mà điển hình là đề xuất cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ vừa qua.

Cùng với đó, những mâu thuẫn, chồng chéo trong hệ thống pháp luật, trong đó có cả Luật Doanh nghiệp cũng là rào cản khiến doanh nghiệp gặp khó trong kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm

  • HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 15): Luật Doanh nghiệp và vấn đề hậu kiểm

    04:55, 11/03/2021

  • HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 16): Luật Doanh nghiệp và những bước lùi chân của nhà nước

    04:55, 12/03/2021

  • HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 13): Luật Doanh nghiệp và động lực của kinh tế tư nhân

    04:55, 09/03/2021

  • HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 12): Doanh nghiệp nhà nước cần cách tiếp cận mới

    04:55, 06/03/2021

  • HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 10): Kinh tế thị trường và vai trò của doanh nghiệp nhà nước

    04:55, 05/03/2021

  • HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 9): Bốn rủi ro của mô hình nhà nước kiến tạo

    04:55, 04/03/2021

  • HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 8): Kinh tế thị trường và nhà nước kiến tạo

    04:55, 03/03/2021

  • HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 6): Kinh tế thị trường và vai trò của nhà nước

    04:50, 01/03/2021

  • HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 5): Bước ngoặt chuyển đổi

    04:50, 24/02/2021

  • HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 4): Luật riêng về tích tụ ruộng đất phải giải quyết được những vấn đề gì?

    05:30, 21/02/2021

  • HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 3): Tích tụ ruộng đất như thế nào cho hiệu quả?

    11:10, 20/02/2021

  • HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 1): “Cha đẻ của khoán 10”, người mở đường cho tư duy đổi mới nông nghiệp

    11:01, 13/02/2021

  • HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI: Tầm nhìn 2045

    04:50, 11/02/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 17): Luật Doanh nghiệp và hành trình tiến đến không gian kinh tế tự do
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO