Hạt nhân: Tâm điểm của Thượng đỉnh Mỹ - Triều

Diendandoanhnghiep.vn Một vài nội dụng của Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều dần hé lộ, tuy nhiên, giải trừ vũ khí hạt nhân luôn là mấu chốt quan trọng nhất.

Các quan chức Mỹ và Triều Tiên đã rất kín tiếng về những gì sẽ được bàn thảo tại Việt Nam, nhưng các nhà phân tích cho rằng Washington sẽ cởi mở hơn để có một thỏa thuận rõ ràng và cụ thể trong việc Bình Nhưỡng thực sự từ bỏ hoàn toàn chương trình hạt nhân của họ.

Stephen Biegun, đặc phái viên hàng đầu của Hoa Kỳ tại Triều Tiên với các nhà lập pháp Hàn Quốc rằng, hầu hết các cuộc thảo luận gần đây với Bình Nhưỡng đều xoay quanh vấn đề chuẩn bị cho cuộc gặp và vẫn cần nhiều cuộc đàm phán hơn để giải quyết các vấn đề quan trọng.

Nhưng ông Biegun đã tiết lộ rằng một "mục" có trong chương trình nghị sự đã được thảo luận trước, đó là việc Triều Tiên kêu gọi nới lỏng các lệnh trừng phạt, khởi động lại một số dự án kinh tế liên Triều, mở văn phòng liên lạc của Mỹ ở Bình Nhưỡng và ký tuyên bố chính thức chấm dứt tình trạng kỹ thuật của cuộc chiến từ cuộc xung đột 1950-1953.

Các động thái khác có thể bao gồm nới lỏng lệnh cấm đối với người Mỹ khi đi du lịch tới Triều Tiên hoặc cung cấp thêm một số biện pháp viện trợ song phương.

Tương tự, để giành được một số nhượng bộ từ Washington, Triều Tiên có thể thông qua việc đóng cửa tổ hợp hạt nhân Yongbyon, cũng như bãi bỏ các cơ sở tên lửa quan trọng trước sự chứng kiến của các chuyên gia nước ngoài. 

Vào tháng 12 năm ngoái, truyền thông nhà nước của Triều Tiên đã nói rằng cam kết của Bình Nhưỡng về "phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên" cũng bao gồm loại bỏ hoàn toàn mối đe dọa hạt nhân của Mỹ đối với Triều Tiên, nhưng chưa đưa ra các bước cụ thể mà Washington nên thực hiện.

Hạt nhân vẫn là lá

Hạt nhân vẫn là lá "bài ẩm" của Triều Tiên

Trong khi một số nhà lập pháp và nhà phân tích Mỹ đã suy đoán Tổng thống Trump có thể đồng ý giảm sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Hàn Quốc, các quan chức ở Seoul và Washington đã nói rằng các biện pháp an ninh có thể sẽ không được đưa vào việc đàm phán.

Lịch sử cho chúng ta thấy đàm phán về vấn đề hạt nhân Triều Tiên chưa bao giờ dễ dàng. Thành công chỉ có thể được đảm bảo nếu cả hai bên có những nhượng bộ thực tế, có thể xác minh và không gây thiệt thòi cho bên đưa ra.

Giới quan sát đã chỉ ra, mặc dù Mỹ đã giảm căng thẳng với Triều Tiên, nhưng có rất ít thay đổi có thể kiểm chứng được kể từ hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của Tổng thống Donald Trump với nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Sau cuộc gặp đầu tiên với ông Kim hồi tháng Sáu năm ngoái rằng mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên đã bị loại bỏ, nhưng đất nước này vẫn đang tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân. Những tin tức từ cộng đồng tình báo Mỹ đã tiết lộ nhiều hơn về những chương trình hạt nhân của Triều Tiên vẫn đang được tiếp tục.

Mỹ và Hàn Quốc đã đình chỉ một số cuộc tập trận quân sự chung lớn như một phần trong nỗ lực giảm căng thẳng với Bình Nhưỡng sau hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim đầu tiên, tướng Robert Abrams đã nói với các nhà lập pháp của Mỹ rằng ông không thấy có thay đổi đáng kể nào trong các cuộc tập trận của Triều Tiên.

"Khi chúng tôi theo dõi chu kỳ huấn luyện mùa đông của Quân đội Nhân dân Triều Tiên, các hoạt động bao gồm một loạt các bài tập theo các tiêu chuẩn đã có trước đó. Điều này có nghĩa là không có bất kỳ thay đổi đáng kể nào về quy mô, phạm vi hoặc thời gian của các cuộc tập trận đang diễn ra so với các kỳ huấn luyện trước trong bốn năm qua", ông nói.

Mặc dù vậy, các nhà quan sát cũng bày tỏ sự lạc quan và cho biết, việc giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên có thể sẽ đạt được trong cuộc gặp lần này. Các thông báo về hội nghị thượng đỉnh thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều là một dấu hiệu tích cực.

Bên cạnh đó, một nhóm nghiên cứu từ Hàn Quốc đã đánh giá trên cơ sở ba điều kiện cần thiết cho một kho vũ khí hạt nhân, bao gồm vật liệu phân hạch, vũ khí hóa (đó là thiết kế, xây dựng và thử nghiệm) và vận chuyển.

Kết quả cho thấy, Triều Tiên đã tiếp tục sản xuất vật liệu phân hạch. Nhưng họ cũng đã có một bước tiến đáng chú ý để chấm dứt thử nghiệm hạt nhân và thử nghiệm tên lửa tầm xa.

Điều đáng nói rằng, các cuộc thử nghiệm này được chấm dứt tại thời điểm Triều Tiên đang đạt được những bước tiến ấn tượng khi độ tinh vi của vũ khí hạt nhân và tên lửa cũng như sức mạnh hủy diệt và tầm với của chúng đều rất đáng kinh ngạc.

Có vẻ như sẽ còn một chặng đường dài để thực sự đạt được việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn. Triều Tiên thực sự đã dừng lại và đẩy lùi một số hoạt động hạt nhân, trong đó quan trọng nhất là kết thúc thử nghiệm hạt nhân và tên lửa.

Trên thực tế, các cuộc thử nghiệm tên lửa đã không còn diễn ra tại Triều Tiên. Tuy nhiên, con đường để loại bỏ cuối cùng sẽ dài và khó khăn khi niềm tin giữa Washington và Bình Nhưỡng đã bị thâm hụt nghiêm trọng.

Triều - Mỹ, thậm chí cần sự tham gia của Hàn Quốc để hợp tác tìm hiểu các nỗ lực hợp tác nhằm phi quân sự hóa các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên và chuyển đổi chúng thành các chương trình hạt nhân phục vụ cho các mục đích dân sự.

Sự hợp tác như vậy có khả năng đẩy nhanh việc loại bỏ vũ khí hạt nhân và chương trình vũ khí hạt nhân. Về lâu dài, điều cũng sẽ cải thiện đáng kể niềm tin của Washington và dẫn đến những kết quả đáng chờ đợi hơn cho Triều Tiên.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hạt nhân: Tâm điểm của Thượng đỉnh Mỹ - Triều tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711719068 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711719068 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10