Hãy nghiêng đời xuống…

LÊ MỸ 29/08/2020 05:42

Giữa phép thử ấy, hàng trăm, ngàn, triệu tấm lòng đã đóng góp cho “Niềm tin chiến thắng” trong cuộc chiến phòng, chống COVID-19 của Việt Nam.

Không có tấm lòng thiện nguyện nào lớn hơn tấm lòng nào vì dù đóng góp ít hay nhiều, mọi tấm lòng đều là trân quý.

“Xe hơi hay máy thở Vingroup sẽ thay đổi cách thế giới nghĩ về Việt Nam” -p/Bloomberg. (Ảnh: Công nhân kiểm tra hoạt động của máy thở tại nhà máy sản xuất VinSmart tại Hà Nội)

“Xe hơi hay máy thở Vingroup sẽ thay đổi cách thế giới nghĩ về Việt Nam” - Bloomberg. (Ảnh: Công nhân kiểm tra hoạt động của máy thở tại nhà máy sản xuất VinSmart tại Hà Nội)

Nhưng không thể có những tấm lòng đã vượt lên phía trước, khúc xạ ánh sáng và lan tỏa niềm tin lớn lao về ngày mai, về một thế hệ kinh doanh Việt Nam nhân văn, trí tuệ, hiện đại. Đó là những tấm lòng đi cùng những khối óc sáng tạo, ứng dụng công nghệ hiện đại để làm ra những sản phẩm mà giá trị không chỉ đóng góp cho người Việt chống COVID-19 hôm nay, còn được thế giới “điểm mặt, nhắc tên”.

Nếu được “bình chọn”, tôi sẽ chọn những máy thở mang tên VinFast và những cây ATM mang tên ATM gạo, thực phẩm, khẩu trang…chỉ có ở Việt Nam, để đại diện cho những tấm lòng như thế.

Và câu chuyện của chúng ta liên quan đến những doanh chủ, nhà kinh doanh đứng đằng sau các sản phẩm trí tuệ, các thương hiệu nhân văn mà thiết thực đó.

Phạm Nhật Vượng: Ông Chủ tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam

Trong xếp hạng của Vietnam Report 2019, Vingroup là tập đoàn 3 năm liền giữ vị trí quán quân về Doanh nghiệp Tư nhân lớn nhất Việt Nam.

Một xếp hạng của Forbes về 100 công ty đại chúng lớn nhất Việt Nam, Vingroup cũng đứng đầu trong khối tư nhân và cùng trong bảng, các thương hiệu khác thuộc Vingroup như Vinhomes và Vincom Retail cũng có mặt.

Thông thường thì các bảng xếp hạng quốc tế, trong nước uy tín đều được đánh giá dựa trên các tiêu chí định lượng rất cụ thể. Và nếu có, kèm theo sẽ là khảo sát định tính từ hội đồng thẩm định có chuyên môn.

Dĩ nhiên, đi cùng một doanh nghiệp tập đoàn lớn là một ông chủ lớn. Trên cương vị Chủ tịch HĐQT của Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng cũng đồng thời là nhà sáng lập, một tay gây dựng cơ đồ lớn mạnh này từ khởi điểm 27 năm về trước, và kiên trì cho đến hôm nay.

2020 là một năm đầy đổi thay với Vingroup trong chặng đường đời 27 năm, với những cột mốc tái cấu trúc thu gọn, sắc nhọn hơn các lĩnh vực hoạt động và chuyên sâu vào định hướng trở thành một Tập đoàn đẳng cấp quốc tế, lấy khối Công nghiệp, Công nghệ và Thương mại Dịch vụ làm trọng tâm để hình thành các thương hiệu quốc tế.

Mở lời về chuyện “Mở lối tiên phong”, ông Vượng nói với các nhà đầu tư rằng: “Điều này không chỉ có ý nghĩa với Vingroup, mà còn là sứ mệnh đóng góp cho sự phát triển của đất nước trong tương lai. Nhưng trước hết cần phải thành công ở thị trường trong nước. Để làm được điều đó, chúng ta sẽ phải nỗ lực vượt bậc, liên tục vượt qua chính bản thân mình, phải đầu tư mạnh mẽ, chấp nhận thua thiệt trong giai đoạn đầu, phải hết sức quyết liệt và sáng tạo”.

Sự quyết liệt, sáng tạo của Vingroup, sự quyết liệt, sáng tạo và “nhanh như tên bắn” trong mọi quyết sách và tầm nhìn lớn lao của người đứng đầu Vingroup, đã lan tỏa xuống Tập đoàn có 50.000 CBNCV, dùng cốt lõi giá trị văn hóa 6 chữ “Tín – Tâm – Trí – Tốc – Tinh – Nhân” để vươn lên trên mọi lĩnh vực. Bao gồm cả vươn và vượt lên với tinh thần nhân văn, nêu cao sức mạnh đoàn kết trong toàn cộng đồng.

2 mẫu máy thở đầu tiên của Vingroup hoàn thành chỉ sau chưa đầu 2 tuần “nhà Vin” công bố sản xuất máy thở khiến niềm tự hào về một Tập đoàn công nghiệp, công nghệ Việt đã không tụt lại, hay thua kém Telsa, BMW trong cuộc đua gia nhập các Tập đoàn sản xuất máy thở và trợ thở chống đại dịch. Với mục tiêu sản xuất phi lợi nhuận phục vụ cộng đồng, Vingroup đã trao tặng Bộ Y tế 3200 máy thở các loại; tặng 134 máy thở cho các tỉnh miền Trung đang trong “tâm dịch” Covid – 19; tiếp theo đó là lô hóa chất hỗ trợ xét nghiệm COVID-19 trị giá hàng chục tỷ đồng.

Và Vingroup cũng chính thức vào cuộc đua hỗ trợ nghiên cứu, thử nghiệm điều chế thuốc điều trị Covid 19 bằng nghiên cứu sử dụng huyết tương từ người hồi phục cho bệnh nhân Covid… Không chỉ hỗ trợ người dân trong nước, Tập đoàn Vingroup cũng góp phần giúp Việt Nam ghi điểm với cộng đồng quốc tế khi trao tặng 2400 máy thở, trong đó đã trao 800 máy thở VFS-510 đợt 1 cho Nga, Ucraina và 200 máy VFS 510 cho Singapore vào tháng 7/2020.

Hơn cả đòn bẩy để tạo uy tín lớn hơn nữa cho Vingroup, tốc độ đáng kinh ngạc của Tập đoàn này và tỷ phú Vượng trong cuộc đua mà chính ông cho rằng không có ý nghĩa kinh tế, chỉ “tạm thời”, theo đánh giá của Bloomberg, đã xác lập vị thế của một Tập đoàn Việt Nam trong việc đưa Việt Nam thành “người chơi toàn cầu”.

Hy vọng cuộc mở rộng tạm thời với máy thở mang ý nghĩa phục vụ cộng đồng sẽ được Vingroup tiếp tục đi đến tận cùng. chỉ để phục vụ cuộc chiến chống Covid-19, để được sớm trở lại một không gian trong lành như những ngày bình thường, có thể góp một tay trong chuỗi khát vọng được phục vụ người dân từ khi lọt lòng cho đến khi già yếu của chính vị tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam, như có thể sinh ra ở bệnh viện Vinmec, lớn lên trong 1 căn hộ Vinhomes, đi học ở Vinschool và học đại học ở VinUniversity; đi làm và cùng gia đình sẽ lái xe VinFast hoặc xe máy điện VinFast, nghỉ dưỡng ở Vinpearl, chơi ở VinWonders, liên lạc với nhau bằng điện thoại VinSmart và mua sắm trong các trung tâm thương mại Vincom… Và trong sự góp mặt đó, chúng ta tự hào đã đóng góp cho một thương hiệu đĩnh đạc Việt Nam, trên bức tranh thương hiệu toàn cầu.

Hoàng Tuấn Anh: Chủ nhân những “cây ATM” gây kinh ngạc lòng người

Một đại diện khác không xa lạ với những người dân nghèo khó đặc biệt ở các đại đô thành, đô thị trong mùa dịch từ đầu năm đến nay, thông qua sản phẩm nhân văn và trí tuệ ứng dụng công nghệ đáng cảm phục, là anh Hoàng Tuấn Anh, người phát minh ra những cây ATM đặc biệt nhất thế giới.

Gọi ATM đặc biệt nhất thế giới là xứng đáng bởi nó không cho người dùng rút tiền như đúng tên gọi, mà cho người dùng rút được gạo, thực phẩm, khẩu trang… để được nhận về các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu mà do giãn cách xã hội và phòng chống dịch, một tiêu chí trong trao-nhận đặt ra bài toán khó cho là tránh tiếp xúc, đảm bảo phòng chống dịch an toàn.

Việc làm ý nghĩa của anh Tuấn Anh nhanh chóng được nhiều ủng hộ, từng dòng xe máy chở từ gạo liên tục chạy vào kho chứa của công ty. Ảnh: Quỳnh Trần

Việc làm ý nghĩa của anh Tuấn Anh nhanh chóng được nhiều ủng hộ, từng dòng xe máy chở từ gạo liên tục chạy vào kho chứa của công ty. Ảnh: Quỳnh Trần

Cây ATM gạo đầu tiên do Hoàng Tuấn Anh sáng chế đã được đặt tại tại địa chỉ 204B Vườn Lài, Q.Tân Phú, TP.HCM với mục tiêu phát gạo cho người nghèo an toàn, và ai cần bao nhiêu sẽ lấy đúng khẩu phần nên lấy trong đợt dịch COVID-19 với cao điểm bùng phát từ tháng 4/2020.

Từ cây ATM đầu tiên ấy, đến nay đã có hàng loạt cây ATM ra và được đặt ở nhiều địa điểm tại đại đô thị lớn, phục vụ cho hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội giúp đỡ người nghèo. Có nơi, ứng dụng sáng chế này đã triển khai ATM phát thực phẩm gồm rau, củ quả, mì, thịt…

Và trong đợt dịch COVID-19 vừa tái bùn phát lại ở Việt Nam, nh biết sự lơ là thiếu ý thức nhiều dân khi chúng ta vừa trải qua một giai đoạn tuyệt vời bởi kiểm soát được đại dịch; cùng với đó lại có mặt trái của chiếc khẩu trang là những “đầu nậu”, “đầu cơ” tranh thủ tạo khan hiếm khẩu trang để kiểm lợi, Hoàng Tuấn Anh triển khai ATM khẩu trang.

Hãy nghe anh nói về lý do của việc làm thiện nguyện đặc biệt này: “Tôi luôn nhủ thầm, một nắm khi đói bằng một gói khi no, nên một ký gạo khi ấy cũng bằng cả ngàn ký gạo lúc bình thường. Làm thiện nguyện “lời” vậy tại sao mình không làm? Một vài tấn gạo không làm tôi nghèo đi nhưng có thể giúp được cả ngàn người đang ở bước đường cùng… Tôi không làm việc này một mình, tôi biết rất nhiều người đang chung tay góp sức. Chỉ hy vọng làn sóng hỗ trợ này có thể kéo dài, vài người là thiểu số, nhưng khi lên đến ngàn người cùng mở lòng giúp đỡ hàng triệu gia đình không phải chịu cảnh bữa đói bữa no nữa, nhất là khi có tai ương ập đến” (Sách Bình tĩnh mà sống - Lambooks và NXB Hội Nhà Văn phát hành tháng 6.2020).

Ngày 13/4/2020, hãng tin Reuters ngày 13/4 có bài viết “ATM gạo mang bữa ăn cho người nghèo ở Việt Nam trong giai đoạn cách ly vì virus”. Một doanh nhân Việt Nam ở TPHCM đã chế ra một chiếc máy kiểu như ATM hoạt động 24/7, mỗi lần “nhả” ra 1,5kg miễn phí cho những người gặp khó khăn như mất việc làm vì đại dịch. Sau đó, các ATM gạo tương tự được lắp đặt ở các thành phố lớn khác như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng.

Bài viết này sau đó, tiếp tục được World Economic Forum (Diễn đàn Kinh tế Thế giới) dẫn lại để giới thiệu cách Việt Nam giúp đỡ những người nghèo nhất trong khủng hoảng coronavirus).

Hơn cả một phương thức “đòn bẩy” để “PR” thương hiệu vì có thể PHG Lock của Hoàng Tuấn Anh, chuyên về mảng tòa nhà thông minh và khóa điện tử, có thể rồi lại bị lãng quên đâu đó trong đời sống của những người nghèo – những đối tượng mà các ATM gạo, khẩu trang đặc biệt này cứu trợ. Nhưng có lẽ trong suốt cuộc đời của những người từng một lần đi rút gạo, nhận khẩu trang từ những cây ATM ấy, họ sẽ mãi mãi không bao giờ quên những ngày tháng đặc biệt nhất. Cũng như không bao giờ quên ơn người đã sáng chế ra sản phẩm có một không hai như thế.

Cuối cùng, người viết muốn nhấn mạnh rằng dù họ là ai, là tỷ phú đứng đầu tập đoàn kinh doanh tư nhân lớn nhất Việt Nam, người đang được đặt nhiều kỳ vọng và vọng ngưỡng về sự dẫn đầu tăng tốc cho kinh tế tư nhân Việt sau đại dịch; hay là tỷ phú từng trắng tay ở tuổi hơn đôi xuân xanh để trở về với một công ty khiêm tốn trong các công việc cùng công sự…; trong cuộc chiến chống COVID-19 của toàn cầu và Việt Nam, họ đều là những doanh chủ truyền cảm hứng thành công nhất, khi đã nghiêng đời xuống, chia sẻ với tất cả những tấm lòng, bằng một tấm lòng.

Có thể bạn quan tâm

  • Chuyện thất bại của tỷ phú Phạm Nhật Vượng

    Chuyện thất bại của tỷ phú Phạm Nhật Vượng

    03:00, 29/08/2020

  • "Siêu đồng hồ" 10.000 năm tuổi và lời nhắn nhủ của tỷ phú Jeff Bezos

    03:21, 28/08/2020

  • Chủ tịch HĐQT iSofH: Khi giá dịch vụ công nghệ y tế không bằng một lượt gửi xe, một phích nước sôi thì càng phải làm tốt hơn nữa để được thừa nhận

    Chủ tịch HĐQT iSofH: Khi giá dịch vụ công nghệ y tế không bằng một lượt gửi xe, một phích nước sôi thì càng phải làm tốt hơn nữa để được thừa nhận

    16:31, 27/08/2020

  • "Ông chủ" đứng sau ứng dụng MyAladdinz Việt Nam là ai?

    03:02, 27/08/2020

  • CEO Vietravel: Vì sao trong gói cứu trợ mới nên chuyển phần hỗ trợ lao động mất việc cho doanh nghiệp thực hiện?

    CEO Vietravel: Vì sao trong gói cứu trợ mới nên chuyển phần hỗ trợ lao động mất việc cho doanh nghiệp thực hiện?

    16:38, 26/08/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hãy nghiêng đời xuống…
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO