Sau HoSE, đến lượt công nghệ của các công ty Chứng khoán có vấn đề?

Diendandoanhnghiep.vn Hệ thống của một số công ty chứng khoán bị gián đoạn, xuất hiện tình trạng “giao dịch mù”, do không thể xác định được các lệnh mua, bán. Điều gì đang diễn ra với hệ thống công nghệ phục vụ thị trường?

Trong phiên giao dịch ngày 8/6, sắc đỏ tiếp tục là gam màu chủ đạo. Lực bán chiếm ưu thế từ khi mở cửa, nối tiếp phiên giảm ngày 7/6, khiến VN-Index rớt điểm mạnh. Lực cầu đỡ lại ở vùng thấp giúp thị trường hồi phục vào giữa phiên sáng nhưng không đủ để đảo chiều xu hướng. Áp lực bán tiếp tục gia tăng sau đó ép chỉ số giảm sâu.

hệ thống xuất hiện vấn đề, tình trạng

Hệ thống xuất hiện vấn đề, tình trạng "giao dịch mù" do không thể xác định được các lệnh mua bán khiến nhiều nhà đầu tư mất bình tĩnh.

Điều đáng nói là trong phiên giao dịch này, hệ thống giao dịch tiếp tục là một vấn đề lớn ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư. Hệ thống một số công ty chứng khoán bị gián đoạn, phải dừng hoạt động để sửa lỗi vào giữa phiên buổi sáng, như trường hợp của FPTS. Trong khi đó, việc gửi lệnh tới HoSE tại những thành viên thị trường tiếp tục gặp tình trạng chậm phản hồi, khó khăn trong việc nhập lệnh.

Bảng giá các công ty chứng khoán cũng không phản ánh chính xác giao dịch của cổ phiếu, khi mức giá khớp lệnh sai lệch so với các lệnh mua bán hiển thị. Đồ thị phiên buổi sáng không phản ánh xu hướng chính xác của thị trường, thay vào đó là những đường đi ngang, gấp khúc.

Riêng thanh khoản của HoSE, đến sát giờ nghỉ trưa con số trên bảng điện mới được cập nhật. Trước đó, thanh khoản của thị trường dừng lại ở mức trên 3.000 tỷ đồng trong gần hết phiên sáng. Chính việc hệ thống xuất hiện vấn đề, tình trạng "giao dịch mù" do không thể xác định được các lệnh mua bán khiến nhiều nhà đầu tư mất bình tĩnh.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 8/6, chỉ số VN-Index đã có một pha giảm điểm rất mạnh (mất gần 39 điểm, tương đương 2,86%). Hàng loạt các cổ phiếu tăng nóng thời gian qua, đặc biệt nhóm ngân hàng, chứng khoán và thép giảm sàn la liệt. Nhóm dầu khí lao dốc không phanh còn nhóm cổ phiếu ngành thép vốn mang lại siêu lợi nhuận cho nhà đầu tư thời gian qua, nay cũng "rơi tự do"

Thị trường rơi mạnh, nhiều mã giảm sàn cũng là điều dễ hiểu, bởi trong suốt 7 tuần vừa qua, VN-Index đã tăng liên tiếp không ngừng nghỉ. Đợt điều chỉnh này vốn đã nằm trong dự đoán của giới chuyên môn bởi "không có gì có thể lên mãi được". Đáng nói, tình trạng margin (ký quỹ) tại nhiều công ty chứng khoán đã căng cứng. Số liệu từ Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cho thấy, giá trị margin tuyệt đối đã lên tới 112.000 tỷ đồng. Lãnh đạo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã cảnh báo rủi ro có thể xảy ra khi giá cổ phiếu tăng nóng.

Tuy nhiên, điều mà nhà đầu tư ức chế không phải do thị trường điều chỉnh, mà do hệ thống giao dịch trên HoSE. Tình trạng đơ, giật... đã nói suốt trong mấy tháng qua nhưng không hề được cải thiện. Kể từ đầu tháng 6 trở lại đây tình trạng này càng diễn ra trầm trọng hơn.

Đỉnh điểm là trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 8/6, bên cạnh điểm số là khối lượng giao dịch đứng im gần như không nhúc nhích. Giá cổ phiếu thì nhảy nhót loạn xạ, khiến nhà đầu tư không biết ở mức nào để đặt mua – đặt bán.

Để khắc phục tình trạng nghẽn lệnh, HoSE đã đề nghị các công ty chứng khoán hạn chế huỷ, sửa lệnh. Nhiều nhà đầu tư cho rằng đề nghị này là trái luật bởi “Luật Chứng khoán quy định được phép sửa, huỷ lệnh trong các phiên khớp lệnh liên tục. Nay viện lý do sợ nghẽn mà không cho nhà đầu tư sửa, huỷ là vi phạm pháp luật”.

Làn sóng phẫn nộ của các nhà đầu tư đang lan rộng, trên nhiều diễn đàn, nhà đầu tư đã lập ra các chủ đề xoay quanh đề nghị HoSE ngừng giao dịch, tránh gây thiệt hại cho nhà đầu tư. Đồng thời, kêu gọi lãnh đạo Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, HoSE phải chịu trách nhiệm và có lời giải thích thoả đáng.

Thậm chí, nhiều nhà đầu tư còn đề nghị ông Lê Hải Trà – Tổng Giám đốc HoSE từ chức do để tình trạng này diễn ra quá lâu, gây thiệt hại cho nhà đầu tư, làm ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của thị trường chứng khoán Việt Nam, gián tiếp gây thiệt hại cho nền kinh tế.

Tình trạng "đơ" công nghệ trên thị trường cùng sự phẫn nộ của các nhà đầu tư dường như cùng lúc khúc xạ nỗi lo rủi ro của dòng tiền quá nóng và sự gia nhập hưng phấn, ào ạt của các nhà đầu tư F0 vào thị trường. Bên cạnh đó, một thực tế dường như ít được quan tâm là hiện trạng hay mức độ đầu tư cho hệ thống công nghệ của các công ty chứng khoán - những thành viên đang tham gia tạo lập thị trường, hiện ra sao? Liệu việc "sập" hệ thống của các Công ty chứng khoán là sự tác động từ vấn nạn công nghệ quá cũ của HoSE mà Sở đã nhiều tháng nay vẫn đang trong giai đoạn xây giải pháp khắc phục, hay do chính các công nghệ chứng khoán cũng mải đua theo các chu kỳ, các làn sóng cao trào chưa từng có trên thị trường mà quên nâng cấp? Chúng ta nói nhiều về công nghệ 4.0 và kinh tế số, chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực bao gồm cả thị trường tài chính, thị trường vốn; nhưng lại dường như quên một cuộc rà soát có tính hệ thống để đánh giá năng lực, đáp ứng các tiêu chuẩn công nghệ của các công ty cung cấp dịch vụ thành viên...

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sau HoSE, đến lượt công nghệ của các công ty Chứng khoán có vấn đề? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713308316 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713308316 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10