Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia đang nỗ lực hoàn thiện cho mình hệ sinh thái khởi nghiệp riêng và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận các nguồn lực để khởi sự kinh doanh thành công.
Năm 2019, trong bối cảnh các hoạt động khởi nghiệp trên toàn quốc tiếp tục sôi động, Ban tổ chức Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia đã có nhiều đổi mới về nội dung để phù hợp với xu thế. Đặc biệt, năm 2019 là năm thứ Hai triển khai dự án “Thúc đẩy Khởi nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận các nguồn lực để khởi sự kinh doanh thành công”.
Do đó, các hoạt động khởi nghiệp được thực hiện đa dạng, tập trung vào đào tạo, huấn luyện, tư vấn. Cụ thể: Đào tạo giảng viên nguồn TOT, tập huấn và huấn luyện về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; đào tạo các cố vấn/huấn luyện viên khởi nghiệp, tư vấn – hỗ trợ khởi nghiệp.
Trên cơ sở chiến lược hành động mới, các hoạt động của Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia đã tập trung triển khai 02 nhiệm vụ thuộc đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 (Đề án 844) được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt.
Thứ nhất là nhiệm vụ nâng cao năng lực, xây dựng mạng lưới và hỗ trợ hoạt động của huấn luyện viên/ cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo với việc tổ chức 5 khóa tập huấn và bồi dưỡng kỹ năng cố vấn về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (2 giai đoạn) cho các đối tượng học viên là doanh nhân và giảng viên đại học tại 5 tỉnh, thành (Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Sơn La, Nghệ An). Các khóa học tại 5 tỉnh thành trên được kết thúc bằng các Hội nghị kết nối các cố vấn/huấn luyện viên khởi nghiệp với các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Các hội nghị cũng nhằm đưa ra những giải pháp cho địa phương trong việc hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp, cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khởi nghiệp được kết nối với các cố vấn – chính là các anh chị học viên đã tham gia các khoa đào tạo.
Festival khởi nghiệp 2020 vừa được tổ chức vào ngày 10/1/2020 tại hà nội. theo đó, ban tổ chức đã được tổ chức trao giải cho các dự án xuất sắc nhất cuộc thi khởi nghiệp 2019; đồng thời tổ chức chào đầu tư cho các dự án cam kết sẽ triển khai thực tiễn tại.
Thứ hai, là nhiệm vụ truyền thông, quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST để kiểm nghiệm và phát triển thị trường. Nhiệm vụ được tập trung chủ yếu vào việc truyền thông cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đã có trên 30 bài trên báo giấy và báo điện tử, khoảng 20 phóng sự truyền hình phát trên các kênh truyền hình để sản phẩm của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tìm được chỗ đứng trên thị trường và mở rộng thị phần.
Cũng trong năm 2019, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp đã tổ chức thành công Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc gia lần thứ IV, đón nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp, hoàn thiện chính sách thúc đẩy khởi nghiệp.
“Vấn đề cơ chế chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, tôi cho rằng chúng ta đang hỗ trợ vòng ngoài là nhiều chứ chưa hỗ trợ trực tiếp cho những người khởi nghiệp. Kết quả một khảo sát cho thấy hơn 60% doanh nghiệp được khảo sát cho thấy họ cảm thấy yếu trong việc hỗ trợ khách hàng. Kinh nghiệm các nước cho thấy, việc tập trung cho hỗ trợ khởi nghiệp nên tập trung hỗ trợ cải cách để hỗ trợ chi phí và ngân sách nhưng cái quan trọng nhất là cơ chế” - Luật sư Đoàn Thu Nga - Chủ tịch HĐ Công ty TNHH Lawpro nói.
Có thể bạn quan tâm
16:19, 10/01/2020
10:17, 12/12/2019
17:43, 02/12/2019
11:25, 01/10/2019
Theo ông Trần Xuân Đích - Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN (Bộ KH&CN), cần tập trung vào xây dựng phát triển Mạng lưới kết nối khởi nghiệp ở quy mô quốc gia và quốc tế; thúc đẩy hình thành các trung tâm đổi mới sáng tạo trên toàn quốc, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo phát triển; liên kết với viện nghiên cứu, trường đại học để thương mại hóa kết quả nghiên cứu, hình thành tài sản trí tuệ để tự tin bước ra thị trường toàn cầu.
Trong năm 2019, Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia cũng đánh dấu việc hình thành và triển khai các chuỗi các hoạt động khởi nghiệp ở nhiều tỉnh thành như Quảng Ninh, Hải Phòng, Sơn La, Thái Nguyên, Nghệ An, Hà Tĩnh. Các hoạt động (từ phát động giao lưu khởi nghiệp đến đào tạo cố vấn/huấn luyện viên, giảng viên nguồn, lớp hướng dẫn tìm ý tưởng kinh doanh) đã thu hút được sự tham gia tích cực của các doanh nhân, các giảng viên đại học, thanh niên và sinh viên. Nhiều tỉnh thành, các trường đại học sau nhiều năm được Ban tổ chức chuyển giao format đã tự triển khai các hoạt động khởi nghiệp như Lạng Sơn, Yên Bái, Hòa Bình, các trường đại học như đại học Tây Bắc, đại học Lạc Hồng …
Đáng chú ý, cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia do Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức hàng năm đã được lựa chọn là Cuộc thi Cup Khởi nghiệp toàn cầu Việt Nam (Entrepreneurship World Cup Viet Nam), các đội thắng cuộc của cuộc thi và các dự án khởi nghiệp thành công sẽ có cơ hội tham dự Cup Khởi nghiệp toàn cầu.
Theo quyết định đó, dự án INut Platform - IoT Platform - hệ sinh thái kết nối vạn vật cho Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo (Giải nhất cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2018) đã được Ban tổ chức Cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia giới thiệu và kết nối tham dự Cup Khởi nghiệp toàn cầu (Entrepreneurship World Cup). Dự án này đã trở thành đại diện của Việt Nam, lọt top 100 từ 187 nước với khoảng 103.1 đội thi chính thức tham gia vòng Chung kết Cup Khởi nghiệp Toàn cầu.
Bước sang năm 2020, Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia với mục tiêu thường trực hoàn thiện cho mình hệ sinh thái khởi nghiệp riêng nhằm tạo ra các hoạt động thúc đẩy khởi nghiệp và hình thành những dự án khởi nghiệp hoạt động hiệu quả. Đồng thời, trong năm 2020 Ban tổ chức sẽ triển khai nhiều nội dung chương trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo với sự phối kết hợp từ tổ chức Quốc tế.