“Chết đói trước khi chết vì COVID”, “phải sống chung với COVID, bởi nó đã tồn tại trong cộng đồng” vì vậy “không thể cứ truy vết, cách ly, giãn cách XH cả nước, cả TP, cả quận huyện, cả khu phố”...
Đấy là ý kiến của rất nhiều người Việt, nhiều chuyên gia trong thời gian vừa qua. Thế nhưng không thể cứ ấu trĩ nghĩ rằng cứ không cách ly, không giãn cách xã hội thì cuộc sống của chúng ta, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đi lại, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí trở lại bình thường; Đừng sai lầm khi cho rằng cứ sống chung với COVID, không giãn cách xã hội là mọi khó khăn sẽ hết, là doanh nghiệp sẽ không phá sản, là người lao động nghèo, lao động hè phố sẽ không đói.
Một thực tế mà cả chính phủ, doanh nghiệp, người dân phải nhìn thẳng vào là kinh tế suy giảm, thất nghiệp, đói ăn không phải chỉ do giãn cách xã hội, do cách ly mà còn do chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu bị đứt gẫy, do nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân bị suy giảm, do số đông người dân tự lockdown mình, vì thế mà nhu cầu đi lại, du lịch, nghỉ dưỡng bị suy giảm.
Chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, nhiều doanh nghiệp, nhiều nhà máy sẽ không có đơn hàng, phải mất 3-5 năm chuỗi cưng ứng toàn cầu mới nối lại theo một trật tự mới. Nhu cầu đi lại (bay quốc tế), du lịch, nghỉ dưỡng cũng phải mất 2-3 năm mới trở lại bình thường. Đấy là nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế quốc tế.
Điều đó có nghĩa rằng các cửa hàng, cửa hiệu, nhà hàng trên các con phố lớn ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và nhiều TP lớn đóng cửa, các con phố Phạm Ngũ Lão (TP HCM), Tạ Hiện (Hà Nội) vắng vẻ, đìu hiu, các khách sạn, resort, các khu nghỉ dưỡng chưa lấp đầy sẽ còn kéo dài không phải tính theo tháng mà phải tính theo năm.
Có thể bạn quan tâm