Hiệu ứng từ các gói kích thích kinh tế

DIỄM NGỌC 06/04/2021 13:00

Tác động của biện pháp kích thích tài khóa và tiền tệ đối với các nền kinh tế phụ thuộc vào cách phản ứng của người tiêu dùng và nhà sản xuất.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính, tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã giảm khoảng -3,5% -4,4% vào năm 2020. Để đối phó với cuộc khủng hoảng sâu rộng về kinh doanh, các Chính phủ và Ngân hàng Trung ương trên toàn thế giới đã ban hành các biện pháp kích thích trị giá lớn.

Để đối phó với cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19, các Chính phủ và Ngân hàng Trung ương trên toàn thế giới đã ban hành các biện pháp kích thích sâu rộng để chống lại sự gián đoạn do dịch bệnh gây ra

Để đối phó với cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19, các Chính phủ và Ngân hàng Trung ương trên toàn thế giới đã ban hành các biện pháp kích thích sâu rộng để chống lại sự gián đoạn do dịch bệnh gây ra

Chính sách tuỳ biến

Bước sang 2021, các nền kinh tế đã phục hồi bất chấp sự bùng dậy nhiều đợt của dịch bệnh, Ngân hàng Thế giới tuyên bố.

Tháng 3/2021, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) của Mỹ - Jerome Powell cho biết, nền kinh tế Mỹ đang trên đà phục hồi. Một lần nữa, chính quyền của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tung ra gói cứu trợ tổng cộng lên đến 1.900 tỷ đồng. Cùng các biện pháp khác bao gồm: Chương trình Bảo vệ Tiền lương, vốn đã chi hơn 500 tỷ USD cho các công ty thông qua Cơ quan Quản lý Doanh nghiệp nhỏ để giữ người lao động trong biên chế. Trong khi đó, Fed cung cấp thanh khoản cho thị trường tài chính bằng cách mở rộng bảng cân đối kế toán thêm 3.000 tỷ USD.

Không giống như Fed, Ngân hàng Trung ương Châu Âu có rất ít dư địa để giảm lãi suất. Lãi suất tiền gửi của nó là âm và lãi suất tái cấp vốn là 0. Điều này có nghĩa là nó đã phải dựa vào các công cụ chính sách tiền tệ khác để ứng phó với đại dịch hiện nay.

Kinh tế có thể không thể đoán trước và không ai nói trước được tương lai sẽ mang lại điều gì trong một thế giới luôn thay đổi, trong đó nền kinh tế của các quốc gia mới nổi - đặc biệt là Trung Quốc có những tác động lớn đến Mỹ.

Khi đại dịch COVID-19 bùng phát, Trung Quốc đáp lại bằng các nỗ lực kích thích và cứu trợ sớm hơn hầu hết các nước. Kết quả là, kinh nghiệm của Trung Quốc đã trở thành hồi chuông đối với nhiều quốc gia trên toàn cầu về phản ứng với đại dịch, các biện pháp khóa cửa cũng như kích thích kinh tế,... Đồng thời, đây cũng là nền kinh tế đầu tiên rút lại các biện pháp này khi nền kinh tế phục hồi.

Sau một năm thực hiện các biện pháp kích thích và trợ cấp sâu rộng để hỗ trợ nền kinh tế và thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng, các tuyên bố của chính phủ Trung Quốc cho thấy, một giai đoạn "thắt lưng buộc bụng" và chuyển hướng khỏi tăng trưởng do nợ có thể đã bắt đầu.

Nhìn chung, Chính phủ Trung Quốc đang theo đuổi cách tiếp cận thận trọng đối với việc rút kích thích hỗ trợ, vì họ muốn đảm bảo sự phục hồi bền vững của nền kinh tế sau cú sốc COVID-19 gây ra.

Hàn Quốc đã phải hứng chịu và phản ứng sớm với đại dịch COVID-19 khi một số quốc gia phương Tây chưa có tỷ lệ lây nhiễm lớn cũng đã có những chính sách linh hoạt nhưng với liều lượng khác. Mới đây, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua khoản ngân sách bổ sung trị giá 15.000 tỷ won (khoảng 13,2 tỷ USD) để hỗ trợ các chủ doanh nghiệp nhỏ, người thất nghiệp và các đối tượng dễ bị tổn thương khác do tác động của đại dịch COVID-19.

Các hiệu ứng

Một vị chuyên gia tài chính nhận định, tác động của biện pháp kích thích tài khóa kết hợp tiền tệ đối với nền kinh tế sẽ phụ thuộc vào cách phản ứng của người tiêu dùng và nhà sản xuất. Hành vi của người tiêu dùng và nhà sản xuất sẽ bị ảnh hưởng bởi mức độ triển khai tiêm chủng và sự mở cửa của nền kinh tế.

tác động của biện pháp kích thích tài khóa đối với nền kinh tế sẽ phụ thuộc vào cách phản ứng của người tiêu dùng và nhà sản xuất

Tác động của gói kích thích đối với nền kinh tế sẽ phụ thuộc vào cách phản ứng của người tiêu dùng và nhà sản xuất

Các quốc gia khác cũng sẽ được hưởng lợi từ gói kích thích của Mỹ do quy mô của nền kinh tế Mỹ và các liên kết toàn cầu của nó. Điều này sẽ bị ảnh hưởng bởi cách người Mỹ chi tiêu tiền kích thích và sức mạnh của các liên kết thương mại với các nước khác.

Nếu người Mỹ phản ứng với việc mở cửa nền kinh tế Mỹ bằng cách chi tiêu thu nhập và tiết kiệm dồn nén vào các dịch vụ tiêu dùng như ăn uống, đi đến phòng tập thể dục, rạp hát, rạp chiếu phim,... thì tác động đối với các nước khác sẽ ít hơn nhiều, vì hầu hết các dịch vụ này được sản xuất tại địa phương.

Nhưng nếu người tiêu dùng Mỹ mua nhiều hàng hóa nhập khẩu hơn do kích thích, nó sẽ thúc đẩy nền kinh tế của các nước khác.

Mặc dù mọi người đều chấp nhận rằng chi tiêu thâm hụt là cách tốt nhất để khôi phục tăng trưởng toàn cầu, nhưng vẫn có những lo ngại từ một số nhà kinh tế về việc thâm hụt ngày càng gia tăng.

The Economist tuyên bố, gói kích thích của Biden là một “canh bạc lớn”, thâm hụt ngân sách của Mỹ có thể vượt khỏi tầm kiểm soát dẫn đến lạm phát có thể bùng phát. Chính quyền Tổng thống Mỹ nhiệm kì mới thậm chí còn đang tính toán đến những gói kích thích lớn hơn. 

Trên thực tế, thâm hụt có thể dễ dàng được tài trợ vì có rất nhiều nhu cầu về nợ của chính phủ Mỹ. Bộ trưởng Tài chính Mỹ, bà Janet Yellen đã từng lập luận, rủi ro lạm phát của Mỹ là nhỏ và “có thể kiểm soát được”.

Tuy nhiên, mối đe dọa lớn nhất là đồng USD tăng và lãi suất toàn cầu cao hơn. Điều này có thể làm trì trệ sự phục hồi ở những nơi khác và sẽ là gánh nặng lớn đối với các nền kinh tế mới nổi có các khoản nợ bằng đô la Mỹ.

“Về tổng thể, nền kinh tế thế giới sẽ được hưởng lợi từ việc kích thích, và hơn thế nữa, nếu các nước thu nhập cao khác chi tiêu với quy mô tương tự. Không có lý do gì họ không thể làm điều này. Nhưng ưu tiên hàng đầu là đẩy nhanh việc triển khai tiêm chủng trên toàn cầu. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo về một sự thất bại thảm hại, khi các nước nghèo đang tụt hậu trong cuộc đua tiêm chủng cho công dân của họ”, vị chuyên gia nói.

Có thể bạn quan tâm

  • Mong Chính phủ gia hạn giải ngân gói hỗ trợ

    Mong Chính phủ gia hạn giải ngân gói hỗ trợ

    01:00, 27/03/2021

  • TÀI CHÍNH ĐA CHIỀU: Gói hỗ trợ COVID-19, cần chính sách thiết thực!

    TÀI CHÍNH ĐA CHIỀU: Gói hỗ trợ COVID-19, cần chính sách thiết thực!

    03:00, 27/03/2021

  • Liệu có cần gói hỗ trợ trong năm 2021?

    Liệu có cần gói hỗ trợ trong năm 2021?

    02:00, 25/03/2021

  • Đà Nẵng: Khách sạn rao bán ế ẩm, gói hỗ trợ

    Đà Nẵng: Khách sạn rao bán ế ẩm, gói hỗ trợ "đi về đâu"?

    07:00, 25/02/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hiệu ứng từ các gói kích thích kinh tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO