HNG chính thức bước sang “triều đại mới”, thời của tỷ phú Trần Bá Dương. Bởi Thaco ngày càng thể hiện vai trò và tầm ảnh hưởng tại đây.
Sự thay đổi ở thượng tầng HNG là điều tất yếu, vì như ông Trần Bá Dương – Chủ tịch CTCP Ô tô Trường Hải (Thaco), tân Chủ tịch HĐQT CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG) chia sẻ, HNG hiện nợ HAG 2.200 tỷ đồng, nợ Thadi (nay là Thagrico) khoảng 5.700 tỷ đồng, nợ ngân hàng, thậm chí nợ lương, khiến công ty mất cân đối vốn.
Tại thời điểm 31/12/2020, kiểm toán xác nhận giá trị nợ của HAGL Agrico với Công ty Cổ phần Nông nghiệp Trường Hải là 6.275 tỷ đồng. Sau khi phát hành hoán đổi cổ phần cho chủ nợ, HAGL Agrico còn nợ Công ty Cổ phần Nông nghiệp Trường Hải 775 tỷ đồng.
Việc bán các công ty con thực tế do HNG sở hữu các tài sản lớn nhưng không sinh lời. HNG buộc phải bán cho Thaco để giảm bớt các khoản nợ mà Thaco đã cho HNG vay. Ưu tiên của HNG là phải giải quyết được nợ và cắt lãi vay.
“Chúng tôi đã mua lại 4 công ty giá hơn 9.000 tỷ đồng nhưng do các công ty có nghĩa vụ nợ nên HNG chỉ thu được 6.700 tỷ đồng. Nhưng việc HNG vẫn thiếu vốn để đầu tư nên mới dẫn đến việc chúng tôi tiếp tục ngồi lại để bàn tiếp kế hoạch phát hành tăng vốn dợt này. Sau đợt tăng vốn này, Thaco sẽ nắm giữ 63%”, ông Dương nói.
Ông Trần Bá Dương cho biết thêm, khi Thaco làm thẩm định để đầu tư vào HNG thì tổng nợ của HNG là trên 18.000 tỷ, tài sản thì rất lớn nhưng khả năng sinh lời là không có. Bởi nhiều diện tích đất chủ yếu là cọ dầu và cao su đang rớt giá.
Hiện HNG chỉ mới triển khai được 12.000 ha trong tổng số gần 36.000 ha đất hiện có. HNG cần phải có đủ vốn để đầu tư hạ tầng, chăm sóc, logistic, kho lạnh... và một lượng tiền dự trự để trả lương cho nhân viên.
Dù đất của HNG rất nhiều nhưng rất nhiều đất không thể sinh lãi và cũng không thể chuyển nhượng được. Nên chỉ có con đường làm duy nhất: đó là làm nông nghiệp.
“Quan điểm của tôi là phải phát triển các công ty trở thành doanh nghiệp đại chúng minh bạch và hướng đến niêm yết trên sàn chứng khoán, cả Thaco cũng vậy. Chúng tôi đã rót tổng cộng vào đây 40.000 tỷ đồng và bắt buộc chúng tôi phải làm và phải quyết tâm phát triển theo mô hình nông nghiệp quy mô lớn theo hướng cơ giới hoá như đã nói ở trên”, ông Dương khẳng định.
Qua việc “thay đổi thượng tầng HNG” đã cho thấy, sau một thời gian khá dài "nhường" sân chơi M&A cho các doanh nghiệp lớn đến từ Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, một doanh nghiệp lớn trong nước như Thaco cũng đã để lại những dấu ấn của riêng mình trên thị trường M&A.
Thay vì chọn đối tượng đang trong giai đoạn kinh doanh ổn định như ThaiBev thâu tóm Sabeco, SCG mua Nhựa Bình Minh, Central Group mua Big C, hãng dược Taisho Nhật Bản mua lại Dược Hậu Giang...
Câu chuyện M&A của các doanh nghiệp trong nước phần nào cho thấy một hướng đi khác, thích giải bài toán khó. Cụ thể, với thương vụ M&A của Thaco với HNG là nặng nợ và khát vốn.
Nhìn lại năm 2018, khi CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico - HNG) của "bầu" Đức đang chìm ngập trong thua lỗ và nợ nần, cổ phiếu HNG đã bật tăng giá hơn gấp đôi chỉ vỏn vẹn chưa đầy 3 tháng.
Sự xuất hiện của ông Trần Bá Dương cùng thông tin CTCP Ô tô Trường Hải (Thaco) đồng ý tham gia vào quá trình tái cơ cấu HAGL Agrico lúc bấy giờ được xem như là lời giải thích cho việc cổ phiếu HNG tăng vọt.
Có thể thấy, không như các doanh nghiệp Thái Lan hay Hàn Quốc, với ưu thế về dòng vốn rẻ, họ thường lựa chọn những doanh nghiệp có thị trường và kinh doanh có lợi nhuận tương đối ổn định, thương vụ M&A của Thaco được ví như “canh bạc” của ông Trần Bá Dương.
Có thể bạn quan tâm
Có tân chủ tịch, HAGL Agrico sẽ làm gì để "thoát nợ"?
06:43, 10/01/2021
HAGL còn lại gì ở HAGL Agrico?
11:00, 07/01/2021
HAGL Agrico hoán đổi khoản nợ để cải thiện chỉ số tài chính
12:03, 31/12/2020
Trái cây giúp HAGL Agrico không phải huy động vốn qua kênh trái phiếu
00:09, 22/09/2020
Bạo tay chi nghìn tỷ, THACO chính thức là cổ đông lớn tại HAGL Agrico
08:03, 09/08/2019
Kết quả kinh doanh HAGL Agrico kém khởi sắc
04:29, 31/07/2019