“Hộ chiếu xanh” cho gỗ xuất khẩu: Hướng dẫn để mở lối EU

Diendandoanhnghiep.vn Dự thảo Thông tư của Bộ NN và PTNN quy định lô hàng gỗ xuất khẩu của doanh nghiệp không thuộc nhóm I phải xác nhận nguồn gốc gỗ trước khi xuất khẩu.

LTS: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Thông tư quy định phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp lo ngại các tiêu chí phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ làm sao đảm bảo minh bạch và không tạo thêm gánh nặng thủ tục hành chính?

 Doanh nghiệp cũng cần chủ động thay đổi thói quen để có thể thuận lợi hoá hoạt động thương mại khi tham gia thị trường quốc tế.

Doanh nghiệp cũng cần chủ động thay đổi thói quen để có thể thuận lợi hoá hoạt động thương mại khi tham gia thị trường quốc tế.

Theo dự thảo Thông tư về phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ, tiêu chí phân loại doanh nghiệp thành 2 nhóm với Nhóm I là những doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các tiêu chí tuân thủ về bảo đảm gỗ hợp pháp, về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản… Và Nhóm II là doanh nghiệp chưa đáp ứng được một trong các tiêu chí trên.

Đáp ứng quy định về nguồn gốc hợp pháp là yêu cầu bắt buộc khi chúng ta đưa hàng hoá Việt Nam vào châu Âu. Do đó, Nghị định số 102/2020/NĐ-CP đã xác định tiêu chí về gỗ hợp pháp và nay là phân loại doanh nghiệp. Quy trình này là bắt buộc và nằm trong cam kết Hiệp định Đối tác tự nguyện (VPA) về Tăng cường thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT) - gọi tắt là VPA/FLEGT.

Đáp ứng quy định về nguồn gốc hợp pháp là yêu cầu bắt buộc khi chúng ta đưa hàng hoá Việt Nam vào châu Âu.

Đáp ứng quy định về nguồn gốc hợp pháp là yêu cầu bắt buộc khi chúng ta đưa hàng hoá Việt Nam vào châu Âu.

Theo quy định, mặt hàng gỗ vào Liên minh châu Âu phải giải trình với cơ quan hải quan châu Âu theo EUTA, doanh nghiệp phải giải trình cung cấp hồ sơ, thực hiện kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu. Với Nghị định 102 doanh nghiệp Việt sẽ giải trình với cơ quan của Việt Nam thay vì với châu Âu. Nói cách khác, đáp ứng Nghị định 102 là “giấy thông hành” cho gỗ Việt vào EU. Tới đây doanh nghiệp sẽ có giấy phép FLEGT.

Cụ thể, Nghị định đã nêu rõ chi tiết về xác định gỗ hợp pháp. Cùng với đó, dự thảo hiện đưa ra quy định phân loại dựa trên quản lý về rủi ro. Theo đó, doanh nghiệp cần cung cấp thông tin về đăng ký doanh nghiệp, về môi trường, về bảo đảm gỗ hợp pháp, về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản…sẽ đưa vào nhóm I. Do đó, đáp ứng yêu cầu phân loại doanh nghiệp giúp doanh nghiệp nhóm I bớt được quy trình tại châu Âu, còn doanh nghiệp nhóm II bản chất vẫn thực hiện trình tự với cơ quan quản lý như hiện tại.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Hộ chiếu xanh” cho gỗ xuất khẩu: Hướng dẫn để mở lối EU tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1710815728 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1710815728 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10