“Hộ chiếu xanh” cho gỗ xuất khẩu: Nội luật hóa cam kết quốc tế

Diendandoanhnghiep.vn Chính phủ Việt Nam đã ký Hiệp định Đối tác tự nguyện FLEGT VPA với EU, cam kết các sản phẩm gỗ trong tất cả chuỗi cung là hợp pháp.

p/5 tháng đầu năm 2021 xuất khẩu nhóm hàng này đạt 6,63 tỷ USD, tăng mạnh 62% so với cùng kỳ năm ngoái.p/Nguồn: TCHQ

5 tháng đầu năm 2021 xuất khẩu nhóm hàng này đạt 6,63 tỷ USD, tăng mạnh 62% so với cùng kỳ năm ngoái.p/Nguồn: TCHQ

TS Tô Xuân Phúc, Chuyên gia phân tích chính sách của tổ chức Forest Trends, Mỹ nhấn mạnh các tiêu chí phân loại doanh nghiệp là cần thiết và sẽ giúp cho các cơ quan quản lý nắm bắt được thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, làm nền cho việc đánh giá mức độ tuân thủ của doanh nghiệp với các yêu cầu của cơ quan quản lý khi doanh nghiệp tham gia xuất khẩu. 

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Thông tư quy định phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ. Một trong những nội dung đáng chú ý tại Dự thảo là tiêu chí phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ quy định tại Điều 12 Nghị định số 102/2020/NĐ-CP và Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP.

- Ông có nhấn mạnh rõ hơn về sự cần thiết của các tiêu chí này? 

Chính phủ Việt Nam đã ký Hiệp định Đối tác tự nguyện FLEGT VPA với EU, theo đó cam kết các sản phẩm gỗ trong tất cả chuỗi cung, bao gồm cả xuất khẩu và nhập khẩu, là hợp pháp. Nghị định 102 của Chính phủ năm 2020 nhằm nội luật hóa các cam kết này. 

Nghị định quy định các sản phẩm gỗ đáp ứng được các yêu cầu về tính hợp pháp theo tinh thần của Hiệp định VPA khi xuất khẩu vào EU sẽ được cấp giấy phép FLEGT. Việc cấp phép này cần dựa trên các thông tin về bản thân doanh nghiệp và về sản phẩm. 

Tiêu chí phân loại doanh nghiệp giúp cho các cơ quan quản lý nắm bắt được thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó làm nền cho việc đánh giá mức độ tuân thủ của doanh nghiệp với các yêu cầu của cơ quan quản lý khi doanh nghiệp tham gia xuất khẩu. 

Hoạt động phân loại doanh nghiệp sẽ giúp các cơ quan quản lý tập trung nguồn lực vào nhóm các doanh nghiệp đòi hỏi nhiều hoạt động kiểm tra giám sát mà không phải dành nhiều quan tâm tới nhóm các doanh nghiệp có các hoạt động sản xuất kinh doanh rõ ràng, tuân thủ tốt với các yêu cầu pháp luật. Do vậy, hoạt động phân loại doanh nghiệp là cần thiết. 

Hiện nay nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam đang tạo dựng thương hiệu Chứng nhận quốc tế FSC đối với gỗ sạch. Việc phân loại doanh nghiệp này có phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường? 

Gỗ sạch, gỗ có chứng chỉ FSC chỉ là một khía cạnh tạo lên tính hợp pháp của một sản phẩm gỗ. Các khía cạnh quan trọng khác bao gồm việc tuân thủ với các yêu cầu về lao động, thuế, phí, môi trường… 

Doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào có chứng chỉ bền vững FSC, tuy nhiên nếu doanh nghiệp vi phạm các quy định về lao động, ví dụ như trả lương và đóng bảo hiểm cho người lao động không đúng quy định của Luật lao động, sản phẩm gỗ vẫn được coi là bất hợp pháp. Phân loại doanh nghiệp không chỉ nhìn nhận vào khía cạnh gỗ đầu vào mà còn quan tâm tới các khía cạnh khác. Xu thế sử dụng gỗ sạch là tín hiệu tốt, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng ở các thị trường khó tính như Mỹ, EU.

Tuy nhiên, người tiêu dùng ở các thị trường khó tính ngày càng có những đòi hỏi khắt khe hơn về các khía cạnh hợp pháp và bền vững của sản phẩm. Do vậy, phân loại doanh nghiệp với mục tiêu khuyến khích các doanh nghiệp tuân thủ với các yêu cầu luật pháp không đi được với xu hướng phát triển.

- Nhưng vẫn có quan điểm lo ngoại việc phân loại doanh nghiệp sẽ làm khó doanh nghiệp và tạo giấy phép con?

Phân loại doanh nghiệp không phải là cách thức tạo ra giấy phép con, bởi cơ quan quản lý không bắt các doanh nghiệp phải bổ sung thêm bất kỳ một điều kiện kinh doanh nào khác. Phân loại doanh nghiệp chỉ là một hoạt động tác nghiệp với cơ quan quản lý thu thập thông tin về tính tuân thủ với các yêu cầu của pháp luật của doanh nghiệp, về các khía cạnh kinh tế (thuế, phí), xã hội (lao động, sử dụng lao động, an toàn lao động) và môi trường. 

Về nguyên tắc, các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ với các yêu cầu này khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ sẽ được tạo điều kiện thuận lợi khi tham gia xuất khẩu. Các doanh nghiệp không tuân thủ, hoặc tuân thủ chưa đầy đủ cần phải đáp ứng với các yêu cầu này. Với chức năng quản lý nhà nước, các cơ quan quản lý cần nắm bắt hoạt động tuân thủ /không tuân thủ của doanh nghiệp, do vậy cơ quan quản lý thu thập thông tin về doanh nghiệp (để đánh giá và lưu trữ) là rất quan trọng.

Tuy nhiên, lo ngại ở đây là cơ quan quản lý cần những nguồn lực gì để thực hiện việc phân loại nhằm đảm bảo không có sự ùn tắc về thông tin. Hiện ngành gỗ đang có khoảng trên 2000 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu. Một số địa phương như Đồng Nai, Bình Dương, TP HCM số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu vô cùng lớn. Nếu không có đủ nguồn lực, cả con người, cơ sở hạ tầng (nền tảng công nghệ thông tin), và năng lực, rủi ro tắc nghẽn thông tin có thể xảy ra khi một số lượng lớn doanh nghiệp nộp hồ sơ theo yêu cầu phân loại.

fd

Xu thế sử dụng gỗ sạch là tín hiệu tốt, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng ở các thị trường khó tính như Mỹ, EU.

- Nhưng rõ ràng là vẫn còn những lo ngại xung quanh vấn đề này, thưa ông?

Như tôi đã nói, quy định này không hề tạo ra giấy phép con. Trên thực tế, lo ngại, nếu có, chủ yếu tập trung vào 2 khía cạnh.

Thứ nhất, tại các địa phương có sự hiện diện đông đảo của các doanh nghiệp, làm thể nào để tránh được tình trạng tắc nghẽn thông tin.

Thứ hai, có liên quan đến hoạt động xác minh doanh nghiệp của các cơ quan chức năng. Làm thế nào để đảm bảo hoạt động xác minh này được minh bạch, không có những rủi ro về nhũng nhiễu doanh nghiệp, hoặc không có những rủi ro về cán bộ quản lý cấu kết với doanh nghiệp nhằm cung cấp các thông tin không chuẩn xác, nhằm mang lại lợi ích không chính đáng cho doanh nghiệp. Hiện dự thảo thông tin không đưa ra các thông tin về các khía cạnh này.

- Và việc phân loại doanh nghiệp này sẽ đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ phân loại được luôn gỗ hợp pháp, thưa ông? 

Cần có cách hiểu đúng ở đây. Tiêu chí phân loại doanh nghiệp bao khác với chí xác định gỗ hợp pháp. Nếu doanh nghiệp tuân thủ với toàn bộ các yêu cầu của pháp luật thì điều này không đồng nghĩa với việc gỗ tạo ra bởi doanh nghiệp này là hợp pháp. Có thể doanh nghiệp mua nguồn gỗ nguyên liệu từ một công ty nhập khẩu gỗ. Công ty nhập khẩu này mua gỗ từ nhà xuất khẩu tại một quốc gia khác. Nhà xuất khẩu mua gỗ từ một công ty khai thác. Công ty này khai thác gỗ từ khu vực không được Chính phủ cho phép. Điều này có nghĩa là gỗ được khai thác lậu. Doanh nghiệp của Việt Nam sử dụng nguồn gồ đầu vào này, mặc dù gỗ được qua rất nhiều khâu khác nhau, có thể có giấy tờ của các cơ quan nước xuất khẩu, nhưng nguồn gỗ vẫn là bất hợp pháp. Nói cách các, mặc dù doanh nghiệp của Việt Nam tuân thủ toàn bộ các yêu cầu của pháp luật Việt Nam, rủi ro về gỗ bất hợp pháp vẫn có thể xảy ra. 

Để kiểm soát tính hợp pháp của gỗ, như đề cập ở trên, Nghị định 102 có quy định rõ về các tiêu chí đối với gỗ hợp pháp nhập khẩu. Thông tư 27 đưa ra các tiêu chí về kiểm soát tính hợp pháp của gỗ nội địa.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Hộ chiếu xanh” cho gỗ xuất khẩu: Nội luật hóa cam kết quốc tế tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714187417 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714187417 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10