Hộ kinh doanh cần được “cất cánh”

Diendandoanhnghiep.vn Chúng ta cần phải nghiên cứu khung khổ pháp lý theo hướng nâng đỡ cho các hộ kinh doanh thay vì quản lý và ràng buộc chặt hơn đối với khu vực này.

Tại cuộc tọa đàm

Tại cuộc tọa đàm "Nghiên cứu khung khổ pháp lý cho hộ kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp" ngày 4/4, nhiều diễn giả cho rằng, khu vực hộ kinh doanh cần phải được quan tâm và tạo điều kiện để phát triển đúng với tiềm năng. Ảnh: Nguyễn Việt

TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nêu vấn đề với đại diện các cơ quan bộ, ngành tại cuộc Tọa đàm: “Nghiên cứu khung khổ pháp lý cho hộ kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp” tổ chức ngày 4/4. TS Vũ Tiến Lộc đánh giá, hiện nay hộ kinh doanh ở Việt Nam vẫn chưa được quan tâm đúng mực, khu vực này có tới 30% GDP cần được giải phóng để “cất cánh”. Đây cũng chính là khu vực nền tảng cho sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Không được bỏ quên "đáy kim tự tháp"

“Nếu ví nền kinh tế Việt Nam như hình kim tự tháp, thì khu vực hộ kinh doanh là phần đáy, phần này sẽ quyết định sự vững chãi của nền kinh tế. Trong những năm qua, sự phát triển của hộ kinh doanh rất bền bỉ, 30% GDP tại khu vực kinh tế này gắn liền với nông nghiệp, nông thôn – là cứu cánh của nền kinh tế Việt Nam. Do đó chúng ta không được bỏ quên thành phần kinh tế quan trọng này”, TS. Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Đồng tình với cách đặt vấn đề của TS. Vũ Tiến Lộc, bà Tạ Thị Phương Lan, Phó Vụ trưởng Vụ quản lý thuế DNNVV và hộ kinh doanh (Tổng Cục thuế) chia sẻ, hiện đang có một thực tế hộ kinh doanh nếu thua lỗ thì phải tự giải thể, còn có lãi thì cơ quan thuế đến thu, hay những hỗ trợ về tài chính…đều chưa bao giờ được quan tâm.

Nói về khái niệm hộ kinh doanh, bà Lan lý giải, ngành thuế lâu nay rất “vất vả” khi phải giải thích khái niệm “hộ kinh doanh” trong các văn bản pháp luật về thuế. Với thông lệ quốc tế, ở nước ngoài chỉ có cá nhân kinh doanh mà không có hộ kinh doanh. Chính điều này đã  khiến cho các văn bản pháp luật về thuế phải “đeo” thêm từ “hộ, cá nhân kinh doanh”. Nếu bỏ từ “hộ” ra khỏi luật thuế thì sẽ bị “chất vấn” trong luật Doanh nghiệp có đối tượng là hộ kinh doanh tại sao luật Thuế không có. Nhưng thực từ nhiều năm nay khi tiếp cận trong quản lý thuế thì vẫn “ngầm hiểu” là cá nhân kinh doanh.

Chúng tôi tiếp cận với cá nhân, chủ thể chịu trách nhiệm toàn bộ về tài sản, nợ…Cho nên nếu có sửa Luật Doanh nghiệp thì cũng nên sửa hộ kinh doanh, vì tên này cũng khá cũ, từ “hộ” thường gắn với hộ gia đình. Tuy nhiên, đến thời điểm này cá nhân kinh doanh không chỉ gắn với quy mô gia đình mà còn liên quan đến thương mại điện tử”, bà Lan nói.

Vẫn theo bà Lan, các quy định của Luật Doanh nghiệp hiện nay đối với hộ kinh doanh có những điều khoản không có chế tài xử lý nhưng vẫn quy định trong luật, khiến ngành thuế phải “đuổi” theo. Đơn cử, hộ kinh doanh không được thành lập ở nhiều nơi, hộ kinh doanh không được phép nghỉ quá 12 tháng, hộ kinh doanh không được phép có trên 10 lao động…

Đưa ra quan điểm chuyển hộ kinh doanh thành doanh nghiệp, bà Lan cho rằng, nên tôn trọng sự đa dạng trong các thành phần kinh tế và cũng theo thông lệ quốc tế. Do đó vẫn nên để cá nhân kinh doanh, về phía ngành thuế cũng đã có những sửa đổi từ năm 2015 đến nay theo định hướng phân loại hộ lớn hộ nhỏ, và cố gắng “hạ doanh nghiệp siêu nhỏ xuống, nâng hộ kinh doanh lớn lên”.

Cần công cụ rẻ nhất

Dưới  góc nhìn của cơ quan đăng ký kinh doanh, ông Nguyễn Hải Hùng – Phó trưởng phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội cho biết, về địa vị pháp lý khi giải quyết thủ tục chuyển đổi, ông Hùng nhận thấy hộ kinh doanh hiện nay chưa được ghi nhận trong Luật Doanh nghiệp, mà chỉ được quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP và Nghị định 108/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 78/2015/NĐ-CP, tuy nhiên 2 nghị định này cũng chưa quy định về thủ tục pháp lý chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp mà chỉ có trong luật hỗ trợ DNNVV.

Ông Hùng nhìn nhận, bản chất của hộ kinh doanh cũng giống doanh nghiệp tư nhân, nhưng ở quy mô nhỏ hơn, thậm chí siêu nhỏ. Hiện nay trong thực tiễn công tác đăng ký kinh doanh, quy định về thành lập doanh nghiệp tư nhân còn nhiều hạn chế. Doanh nghiệp tư nhân thường thành lập ở lĩnh vực làng nghề, vàng bạc trang sức, nhưng họ lại lựa chọn mô hình công ty TNHH MTV.

“Như vậy, quy định về doanh nghiệp tư nhân tác dụng chưa nhiều, đây là điều cần phải suy nghĩ khi tiến hành sửa đổi Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư trong thời gian tới”, ông Hùng nói.

Lý giải vì sao ít hộ kinh doanh chọn chuyển đổi lên doanh nghiệp, về phía cơ quan đăng ký kinh doanh ông Hùng nhận thấy, cách đánh thuế và thu thuế đối với hộ kinh doanh là nộp thuế khoán, đơn giản hơn rất nhiều so với việc kê khai thuế của doanh nghiệp. Tiếp đó là mô hình tổ chức phức tạp hơn, phát sinh thêm nhiều chi phí. Việc chuyển đổi không cho thấy sự hấp dẫn hơn đối với hộ kinh doanh như tiếp cận thị trường, vốn, quản trị…

Và ông Hùng rất tâm đắc với câu nói của ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM): “Mô hình kinh doanh doanh nghiệp hay bất cứ loại hình nào cũng phải là công cụ rẻ nhất, phù hợp nhất và cần tạo ra những công cụ đó để các chủ thể kinh doanh có thể lựa chọn nhằm tạo ra lợi nhuận cho mình và đóng thuế cho nhà nước”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hộ kinh doanh cần được “cất cánh” tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1715155626 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1715155626 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10