Hỗ trợ doanh nghiệp chủ động tham gia kinh tế tuần hoàn

THY HẰNG 19/09/2023 15:06

Chuyên gia khuyến nghị, cần hoạch định chính sách thúc đẩy kinh tế tuần hoàn theo hệ sinh thái dẫn dắt bởi các cụm ngành, hướng tới việc phát triển các dịch vụ hỗ trợ trong hệ sinh thái.

>>>Phát huy nội lực cho tăng trưởng kinh tế bền vững

Chia sẻ tại phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững”, ông Nguyễn Anh Đức, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, Tổng Giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, ngành bán lẻ và thương mại hiện đại của Việt Nam sau khi chịu những tác động, biến đổi tác động của đại dịch Covid- 19, từ sau năm 2019 đến năm 2023, đang dần được vực dậy, dần đạt lại mức quy mô trước đại dịch...

phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững”.

Phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững”.

Động lực tăng trưởng không theo hướng “xanh”

Ông Nguyễn Anh Đức cho biết, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam hiện đang thực hiện cơ cấu lại hoạt động, nguồn hàng để phù hợp với nhu cầu, thói quen mới của người tiêu dùng theo hướng thông minh, tiết kiệm hơn. Đồng thời, cơ cấu lại hoạt động theo hướng đón đầu phát triển kinh tế bền vững, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn...

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp này cũng đang tái cơ cấu lại cấu trúc, vận động mạnh mẽ theo hướng số hóa, đáp ứng xu hướng thương mại hiện đại hiện nay. 

ông Nguyễn Anh Đức, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, Tổng Giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết

Ông Nguyễn Anh Đức, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, Tổng Giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh.

Từ góc độ chuyên gia chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Thành, Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, nền kinh tế Việt Nam hiện đang đứng trước những thánh thức rất lớn trong ngắn hạn và trung hạn về mặt tốc độ tăng trưởng.

Ngay cả khi không có nhiều thay đổi về cơ cấu kinh tế và phát huy được tác động tích cực của một số động lực tăng trưởng mới thì việc đạt mục tiêu GDP tăng trưởng bình quân 6,5% trong giai đoạn 2021-2025 là vô cùng khó khăn. 

Theo vị chuyên gia, cả ba động lực tăng trưởng hiện nay của nền kinh tế Việt Nam là tiêu dùng nội địa, đầu tư và xuất khẩu đều không theo hướng chuyển đổi xanh và kinh tế tuần hoàn.

Do đó, nếu tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng với ba động lực truyền thống này mà không có chính sách mang tính khuyến khích để thay đổi hành vi trong tiêu dùng, đầu tư và sản xuất kinh doanh thì chắc chắn các mục tiêu về chuyển đổi xanh sẽ không đạt được.

ông Nguyễn Xuân Thành, Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, nền kinh tế Việt Nam hiện đang đứng trước những thánh thức rất lớn trong ngắn hạn và trung hạn về mặt tốc độ tăng trưởng.

Ông Nguyễn Xuân Thành cho rằng, nền kinh tế Việt Nam hiện đang đứng trước những thánh thức rất lớn trong ngắn hạn và trung hạn về mặt tốc độ tăng trưởng.

Ngược lại, việc ban hành và thực thi các chính sách mang tính hành chính, phản ứng thụ động, bắt buộc chuyển đổi mô hình tăng trưởng không có lộ trình sẽ làm suy giảm tăng trưởng kinh tế một cách đáng kể.

>>>Chỉ báo “sức khỏe” khu vực doanh nghiệp rất đáng báo động

>>>PGS.TS Trần Đình Thiên: Kinh tế Việt Nam hiện nay cần “thông mạch, thông các nguồn lực”

Hệ sinh thái dẫn dắt kinh tế tuần hoàn

Về giải pháp để chuyển đổi động lực tăng trưởng về tiêu dùng và sản xuất trong nước theo hướng kinh tế tuần hoàn, ông Nguyễn Xuân Thành cho rằng, các chính sách thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nếu hoạch định theo hướng phân mảnh về thế chế sẽ khó tạo động khuyến khích thực thi tự nguyên và nếu áp đặt một cách cứng nhắc sẽ làm giảm đang kể năng lượng cạnh tranh của các nền kinh tế.

“Hướng tiếp cận tốt hơn là hoạch định chính sách thúc đẩy kinh tế tuần hoàn theo hệ sinh thái dẫn dắt bởi các cụm ngành. Chính sách cần hướng tới việc phát triển các dịch vụ hỗ trợ trong hệ sinh thái để chính cách doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ thu được lợi ích từ việc tham gia một cách chủ động vào các hoạt động kinh tế tuần hoàn”, ông Nguyễn Xuân Thành nhấn mạnh.

Trên phương diện hoạch định chính sách ở cấp độ Quốc hội, Vị chuyên gia cho rằng, các cụm ngành cần được xác định thúc đẩy kinh tế tuần hoàn bao gồm: Các ngành sản xuất hàng tiêu dùng nhanh và bao bì (với trọng tâm chính sách là tái chế); Dịch vụ vận tải và logistics (với trọng tâm chính sách là công nghệ thông minh); Xử lý chất thải (với trọng tâm chính sách là chuyển đổi từ xử lý rác thải sang tạo năng lượng từ rác); Kinh tế nước (với trọng tâm chính sách à định giá đúng đối với nước từ các nguồn khác nhau và việc khai thác sử dụng nước phải tuân thủ đúng mức giá đã tính đầy đủ các chi phí kinh tế - xã hội chứ không chỉ chi phí tài chính.)

hoạch định chính sách thúc đẩy kinh tế tuần hoàn theo hệ sinh thái dẫn dắt bởi các cụm ngành.

Hoạch định chính sách thúc đẩy kinh tế tuần hoàn theo hệ sinh thái dẫn dắt bởi các cụm ngành.

Về đầu tư năng lượng tái tạo, ông Thành cho rằng, trong kế hoạch đầu tư công, dự án đầu tư thuộc lĩnh vực năng lượng tái tạo cần được đặt lên ưu tiên hàng đầu và những cơ chế ưu đãi cao nhất cần được áp dụng cho việc thu hút đầu tư tư nhân cả trong và ngoài nước vào lĩnh vực này.

Ưu tiên chính sách thứ nhất là củng cố lưới điện để truyền tải điện tái tạo từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Lưới điện cũng cần được đầu tư theo hướng “thông minh” để có thể phản ứng linh hoạt với những biến động của cung và cầu. Chi phí cân bằng và ổn định lưới điện sử dụng pin lưu trữ đang giảm đi. Khác với quá trình lưu chuyển năng lượng tái tạo vốn mất nhiều thời gian, giải pháp cân bằng lưới điện dùng pin lưu trữ là xu hướng tất yếu đang được các công ty điện lực toàn cầu sử dụng ngày một phổ biến. Hệ thống lưới điện mạnh hơn và thông minh hơn sẽ giảm thiểu các sự cố mất điện và có giá cả phải chăng.

Ưu tiên chính sách tiếp theo là cần xây dựng một hệ thống đấu thầu giá điện cho các nhà sản xuất năng lượng tái tạo. Vì điện mặt trời và gió (cũng như hydro) có chi phí vận hành thấp hoặc gần bằng không, còn lại chủ yếu là chi phí cố định, nên các nguồn phát này có lợi thế tự nhiên khi tham gia đấu thầu giá điện so với nguồn điện than hay khí đốt (vốn không thể trả giá thấp hơn chi phí nhiên liệu nếu không muốn bù lỗ). 

“Dù các nhà sản xuất điện tái tạo luôn muốn có hợp đồng bao tiêu, nhưng họ cũng sẽ hài lòng với cơ chế đấu thầu giá điện công khai, minh bạch do trung tâm điều độ độc lập quản lý. Giải pháp thay thế cho cơ chế đấu thầu là hợp đồng bao tiêu dài hạn ở một mức giá xác định với các điều khoản giống các dự án năng lượng hóa thạch. Giải pháp này sẽ giúp các dự án năng lượng tái tạo dễ tiếp cận vốn vay ngân hàng cũng như các khoản vay quốc tế có chi phí thấp và dài hạn hơn. Tuy nhiên, loại hợp đồng này sẽ tăng gánh nặng cho Nhà nước bởi khi đó rủi ro sa thải công suất điện sẽ được chuyển từ các dự án năng lượng gió và mặt trời sang đơn vị mua điện”, ông Thành lưu ý.

Từ góc độ doanh nghiệp của mình, ông Nguyễn Anh Đức kiến nghị, cần có chính sách và quy mô hỗ trợ bài bản hơn để tạo niềm tin vững chắc cho người tiêu dùng, đồng thời cũng cần thêm các chính sách hỗ trợ nhiều hơn cho các doanh nghiệp sản xuất trực tiếp.

Có thể bạn quan tâm

  • Phát huy nội lực cho tăng trưởng kinh tế bền vững

    14:20, 19/09/2023

  • PGS.TS Trần Đình Thiên: Kinh tế Việt Nam hiện nay cần “thông mạch, thông các nguồn lực”

    10:45, 19/09/2023

  • Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng: Kinh tế Việt Nam đã vượt qua thời điểm khó khăn nhất

    10:09, 19/09/2023

  • Chủ tịch Quốc hội: Kinh tế Việt Nam là điểm sáng trong bức tranh xám màu kinh tế toàn cầu

    09:26, 19/09/2023

  • Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023: Tìm động lực mới cho tăng trưởng

    08:00, 18/09/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hỗ trợ doanh nghiệp chủ động tham gia kinh tế tuần hoàn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO