Không chỉ giải quyết được vấn đề vệ sinh môi trường, tiết kiệm quỹ đất, hỏa táng còn tiết kiệm chi phí, bảo vệ nguồn nước, tránh lây lan dịch bệnh, phù hợp với đời sống tâm linh trong xã hội hiện đại.
Hỏa táng người chết là tập tục có lịch sử hàng nghìn năm trên thế giới. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ hỏa táng cũng có bước phát triển mạnh. Ở Việt Nam, trước đây duy chỉ có người Khơ-me khi chết 100% đều hỏa táng, còn phần lớn văn hóa truyền thống của các dân tộc là địa táng.
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, nhận thức của các tầng lớp nhân dân về hỏa táng cũng được nâng lên đáng kể. Cùng với đó, sức ép về quỹ đất, về môi trường và chi phí địa táng tăng cao khiến nhiều địa phương chủ trương khuyến khích đầu tư các cơ sở hỏa táng.
>>Thanh Hóa: Hội nghị hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Ngoài việc giải quyết được vấn đề vệ sinh môi trường, tiết kiệm quỹ đất, hỏa táng còn tiết kiệm chi phí, bảo vệ nguồn nước, tránh lây lan dịch bệnh, phù hợp với đời sống tâm linh trong xã hội hiện đại. Chính vì vậy, lựa chọn hình thức hỏa táng vừa không ảnh hưởng đến vấn đề tâm linh vừa mang lại rất nhiều lợi ích cho chính thân nhân của người quá cố và cho toàn xã hội.
Đến nay, Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành trung ương cũng đã ban hành nhiều Luật, Nghị định, thông tư, chính sách khuyến khích hỏa tang. Điển hình như Quyết định số 2282/QĐ-TTg ngày 26/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng.
Trong giai đoạn từ 2010 – 2019, xu hướng hoả táng của người dân tăng lên rõ rệt. Số liệu thống kê cho thấy, đến hết năm 2022 tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng tại các địa phương đã từng bước tăng lên, trong đó riêng thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh là 2 địa phương có tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng cao nhất (trên 70%). Một số tỉnh lân cận Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cũng có tỷ lệ người chết hỏa táng cao như: Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hưng Yên, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu…
Trong xu hướng đó, ngày càng nhiều nghĩa trang đang ứng dụng các công nghệ hỏa táng hiện đại để tối ưu hóa năng lượng và tiết kiệm môi trường. Điển hình như Đài hóa thân hoàn vũ Phúc Lạc Viên tại phường Quảng Thành, TP. Thanh Hóa từ năm 2014.
Trên thế giới hiện nay, lò hỏa táng TABO với công nghệ Thụy Điển được đánh giá là công nghệ cao cấp nhất. Không chỉ đáp ứng được các điều kiện về tiêu chuẩn môi trường với 4 không: Không mùi, không khói, không bụi, không độc hại, lò đốt này còn giúp tối ưu điện năng, tiết kiệm chi phí, thời gian, quỹ đất và bảo vệ môi trường sống.
Với lò hỏa táng TABO, các thông số về nhiệt độ, không khí, áp suất liên tục được cập nhật bằng bộ vi xử lý thông qua màn hình máy tính. Ngoài ra, tro cốt của người đã khuất còn được tách khỏi tro vật dụng bằng bộ xử lý tự động chính xác tuyệt đối. Sau đó, trò sẽ được làm nguội và loại bỏ tạp chất, xử lý khí độc trước khi được đưa vào khay bằng bộ gạt tự động.
Ngày 15/4, Hội thảo về Công nghệ Hỏa táng bảo vệ môi trường sử dụng lò hỏa táng TABO đã được công ty cổ phần Hợp Lực tổ chức tại Hà Nội, quy tụ sự tham gia của lãnh đạo và đại diện các cơ quan bộ ngành trung ương và địa phương như Văn phòng chính phủ, Sở Tài nguyên & Môi trường các tỉnh Hà Nam, Hải Dương, Quảng Bình, Quảng Ninh…. Tại đây, công ty Cổ phần Hợp Lực, đối tác chiến lược của tập đoàn Paul & Jack - đơn vị sản xuất lò hỏa táng TABO, đã trình bày những ưu việt của công nghệ mới, qua đó đóng góp ý kiến vào quá trình ứng dụng và triển khai trên nhiều tỉnh thành cả nước.
>>Thanh Hóa: Khởi động tuyến du lịch Nghi Sơn – Đảo Mê
Phát biểu tại Hội thảo, TGĐ Công ty Hợp Lực, Nguyễn Văn Thành cho biết, “Đây thực sự là hình thức an táng văn minh tiện lợi cho cả người đã khuất và thân nhân. Dù là một lĩnh vực nhạy cảm thế nhưng sau nhiều năm kiên trì thực hiện, hình thức này đã phát huy hiệu quả xã hội rõ rệt, làm thay đổi nhận thức tư tưởng của người dân. Đây là dịch vụ văn minh, góp phần bảo vệ môi trường sống, tiết kiệm đất đai và nâng cao đời sống văn hóa”.
Có thể bạn quan tâm