Hoàn thành 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội vào năm 2030

HỒNG PHƯỢNG 01/08/2022 15:34

Bộ Xây dựng đặt mục tiêu đến năm 2030, hoàn thành đầu tư xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp.

>>> Thủ tướng: Phát triển nhà ở xã hội cần "nói đi đôi với làm"

Theo Bộ Xây dựng, trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để hỗ trợ các đối tượng chính sách xã hội cải thiện được nhà ở. Đặc biệt đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội để giải quyết nhu cầu chỗ ở cho các đối tượng thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương xây dựng đề án đầu tư, xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp trong giai đoạn từ nay tới năm 2030 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương xây dựng đề án đầu tư, xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp trong giai đoạn từ nay tới năm 2030 - Ảnh: VGP

Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện các chính sách về nhà ở xã hội cũng đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần được khắc phục nhằm thúc đẩy việc phát triển nhà ở xã hội, giải quyết tốt hơn nhu cầu cải thiện nhà ở của các đối tượng chính sách xã hội.

Nhiều tồn tại, khó khăn

Mặc dù Nghị định số 49/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP đã tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc trong việc phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, song, một số tồn tại cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi tại Luật Nhà ở và các luật khác liên quan.

Theo đó, trình tự thủ tục đầu tư xây dựng, mua- bán nhà ở xã hội còn phức tạp và kéo dài, việc xác định giá trước khi thực hiện bán, cho thuê, cho thuê mua đối với nhà ở xã hội đầu tư cũng kéo dài thời gian, gây tốn kém cho doanh nghiệp. Các chính sách ưu đãi cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đã ban hành chưa đủ hấp dẫn, không thực chất, không thu hút, khuyến khích chủ đầu tư.

Quy định các dự án nhà ở xã hội phải dành tối thiểu 20% diện tích để cho thuê và chủ đầu tư chỉ được bán sau 5 năm đưa vào sử dụng; trên thực tế có nhiều dự án không cho thuê được phần diện tích này dẫn đến tình trạng các căn hộ để không, lãng phí trong khi đó chủ đầu tư không được bán dẫn đến không thu hồi được vốn gây lãng phí xã hội và giảm thu hút đầu tư vào nhà ở xã hội để cho thuê.

Có thể bạn quan tâm

  • Thủ tướng: Phát triển nhà ở xã hội cần

    Thủ tướng: Phát triển nhà ở xã hội cần "nói đi đôi với làm"

    14:48, 01/08/2022

  • Bộ Xây dựng: Nhiều địa phương chưa quan tâm phát triển nhà ở xã hội

    14:02, 01/08/2022

  • Nhà ở xã hội khó tiếp cận gói hỗ trợ

    01:00, 31/07/2022

Hơn nữa, Luật Nhà ở hiện hành chưa có quy định cho phép tổ chức doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội trong khi trên thực tế nhu cầu rất lớn của các tổ chức doanh nghiệp, hợp tác xã muốn mua, thuê nhà ở xã hội để cho người lao động của họ thuê lại để ở.

Bên cạnh đó có nhiều khó khăn trong việc tổ chức thực hiện chính sách của Nhà nước. Ngân sách Trung ương chưa bố trí được đầy đủ nguồn vốn ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Nhiều địa phương chưa quan tâm đến phát triển nhà ở xã hội, nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp chưa quan tâm đến nhà ở cho công nhân, người lao động của mình.

Kinh nghiệm quốc tế 

Từ những khó khăn, thách thức trong việc phát triển nhà ở xã hội ở Việt Nam, Bộ Xây dựng tham chiếu các mô hình, chính sách của bạn bè quốc tế. Chẳng hạn như ở Hàn Quốc, để khắc phục được các vấn đề về thiếu hụt nhà ở phát sinh bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa nhanh, Hàn Quốc đã cho ra đời các chính sách cung cấp nhà ở xã hội công đa dạng.

Trong đó, cung cấp nhà ở xã hội cho thuê, đa dạng hóa các loại nhà ở để bán phù hợp khả năng chi trả của người thụ hưởng; hỗ trợ cho người có nhu cầu thông qua khống chế giá cho thuê, hỗ trợ vay tiền mua nhà, gói hỗ trợ nhà ở; chế độ đối với đất đai hình thành từ việc phát triển quỹ đất nhà ở công/giao quỹ đất cho các dự án…  

Việc xây dựng nhà ở xã hội chủ yếu được giao cho Tập đoàn Đất đai và Nhà ở Hàn Quốc (LH) thực hiện theo hình thức hoạt động, hạch toán độc lập. Nhà nước sẽ hỗ trợ về tài chính và vay ưu đãi tín dụng. Ngoài ra LH phải tự thu hút các nguồn đầu tư khác. 

Với Trung Quốc, chính phủ nước này đã triển khai các giải pháp đồng bộ: Tập trung phát triển nhà ở cho thuê giá rẻ với sự tham gia, hỗ trợ mạnh mẽ của nhà nước. Các địa phương chủ động lập kế hoạch xây dựng nhà ở xã hội, căn cứ vào kế hoạch của địa phương, Bộ Nhà ở lập kế hoạch xây dựng nhà ở xã hội cho toàn quốc và thực hiện phân bổ nguồn ngân sách, đồng thời các địa phương cũng phải điều tiết kinh phí để xây dựng nhà ở xã hội.

Phương thức tạo quỹ đất cho xây dựng nhà ở xã hội: dành từ 2-5% diện tích đất trong dự án nhà ở thương mại để xây dựng nhà ở xã hội và xây dựng dự án nhà ở xã hội riêng. Nhà ở xã hội là nhà chung cư cho thuê và nhà để bán theo giá Chính phủ quy định với diện tích 50-70-95m2. Phương thức lựa chọn chủ đầu tư dự án: chủ yếu thực hiện qua phương thức đấu thầu.

Đến nay, tổng số 16,2 triệu căn nhà cho thuê công đã được xây dựng trên toàn quốc, hơn 38 triệu người đủ điều kiện được sống trong nhà cho thuê công và tổng số hơn 25 triệu người có nhu cầu đã được trợ cấp tiền thuê nhà. Năm 2022, nguồn cung nhà ở cho thuê giá rẻ sẽ tiếp tục tăng mạnh và 2,4 triệu căn nhà cho thuê giá rẻ mới sẽ hoàn thành. 

Nhà nước Singapore đã chủ động tham gia đầu tư, cung cấp các loại hàng hóa bất động sản mà thị trường ít nhà đầu tư tham gia như nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở xã hội.. để chủ động bình ổn thị trường. 

Hội đồng phát triển nhà ở Singapore (HDB) mỗi năm nhận được 1.2 tỷ USD từ ngân sách Nhà nước để xây dựng nhà ở xã hội. Đến nay, HDB đã xây dựng được trên 800.000 căn hộ các loại với các tiện nghi cần thiết cho người ở theo từng đối tượng. Hiện, trên 90% dân số Singapore sống ở các chung cư cao tầng trong đô thị trong đó 81% mua nhà của HDB bằng hình thức vay tiền trả dần với lãi suất căn cứ vào tình hình cụ thể.

Rút ngắn thủ tục đầu tư

Tại Việt Nam, Bộ Xây dựng đặt ra các mục tiêu phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân có giá phù hợp với khả năng chi trả của hộ gia đình có thu nhập trung bình, thu nhập thấp và của công nhân, người lao động trong khu công nghiệp, khu chế xuất.

Phấn đấu đến năm 2025, cơ bản hoàn thành các dự án đã triển khai đầu tư xây dựng (156 dự án với quy mô 156.700 căn hộ) và các dự án đang thực hiện thủ tục đầu tư (245 dự án với quy mô 300.000 căn hộ); tiếp tục khởi công các dự án mới. Đặc biệt đến năm 2030 sẽ hoàn thành đầu tư xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, công nhân khu công nghiệp.

 quá trình triển khai thực hiện các chính sách về nhà ở xã hội cũng đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần được nhìn nhận khách quan, thẳng thắn để tập trung khắc phục sớm nhất có thể.

Quá trình triển khai thực hiện các chính sách về nhà ở xã hội cũng đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần được nhìn nhận khách quan, thẳng thắn để tập trung khắc phục sớm nhất có thể

Tại hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp, Thủ tướng Phạm Minh chính giao Bộ Xây dựng chủ trì, xây dựng đề án đầu tư, xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp trong giai đoạn từ nay tới năm 2030, hoàn thành ngay trong tháng 8. "Các doanh nghiệp đã đăng ký đầu tư, xây dựng trên 1,2 triệu căn hộ từ nay tới năm 2030, cần nói đi đôi với làm, không để người dân mất niềm tin", Thủ tướng yêu cầu.

Thủ tướng cũng giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan, địa phương tháo gỡ các vướng mắc, sửa đổi, hoàn thiện các quy định để triển khai hiệu quả, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, nhà ở cho các chuyên gia; nghiên cứu cơ chế, chính sách phát triển các khu nhà trọ theo định hướng trên; trước hết là các quy định thuộc thẩm quyền của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương.

Các Bộ, ngành và địa phương tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ giải pháp tại Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong đó có nội dung về phát triển nhà ở xã hội.

Thủ tướng cũng yêu cầu sớm lập, phê duyệt và công bố công khai danh mục dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội độc lập phải lựa chọn chủ đầu tư theo hình thức đấu thầu để các doanh nghiệp quan tâm nghiên cứu, đề xuất tham gia.

Có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng… để hỗ trợ, khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn, uy tín trong lĩnh vực bất động sản khẩn trương triển khai đầu tư xây dựng dự án.

Có thể bạn quan tâm

  • Linh hoạt quỹ đất nhà ở xã hội

    Linh hoạt quỹ đất nhà ở xã hội

    01:00, 27/07/2022

  • Gỡ vướng dự án nhà ở xã hội tại TP.HCM

    Gỡ vướng dự án nhà ở xã hội tại TP.HCM

    03:50, 23/07/2022

  • Bình Dương: Công nhân khó tiếp cận nhà ở xã hội

    Bình Dương: Công nhân khó tiếp cận nhà ở xã hội

    11:40, 15/07/2022

  • Đối tượng nào được hỗ trợ lãi suất 2% mua nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ?

    Đối tượng nào được hỗ trợ lãi suất 2% mua nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ?

    11:55, 11/07/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hoàn thành 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội vào năm 2030
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO