Hoàn thiện cơ chế tự chủ trong giáo dục: “Hai mặt của tấm huân chương”

PHAN NAM 05/11/2020 15:52

Hàng loạt các sai phạm trong cấp văn bằng, chứng chỉ của các trường đại học được phát hiện thời gian gần đây đã bộc lộ mặt trái trong cơ chế tự chủ đại học.

LTS: Vấn đề tự chủ giáo dục đại học nhìn từ câu chuyện của trường Tôn Đức Thắng đã khiến nhiều chuyên gia cho rằng: xử lý không khéo rất có thể họ sẽ làm đổ vỡ một mô hình tốt về tự chủ đại học.

p/Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản yêu cầu Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội dừng việc tuyển sinh đào tạo liên thông ngành Dược sai quy định.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản yêu cầu Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội dừng việc tuyển sinh đào tạo liên thông ngành Dược sai quy định.

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản yêu cầu Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội dừng việc tuyển sinh đào tạo liên thông ngành Dược sai quy định không thực hiện liên kết đào tạo đối với các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề.

Tuy vậy, theo quy định hiện hành, các cơ sở giáo dục đại học được quyền tự chủ trong việc cấp phát văn bằng và phải chịu trách nhiệm về việc quản lý và cấp phát văn bằng của mình. Bộ Giáo dục và Đào tạo với chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, định kỳ hoặc đột xuất thực hiện việc thanh tra, kiểm tra công tác này của các cơ sở giáo dục đại học. Hơn nữa, các cơ sở giáo dục đại học phải thực hiện chế độ báo cáo theo định kỳ.

Cơ chế hiện hành không chỉ cho phép các trường đại học dân lập mà cả các trường đại học công lập chủ động trong đào tạo và tài chính. Tuy nhiên đây cũng là kẽ hở để không ít trường đại học trục lợi. Nó xuất phát từ mục tiêu lệch lạc khi đi học văn bằng 2, thi chứng chỉ nhằm lợi dụng các kẽ hở trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm. Điều này cũng góp phần chỉ ra hiện trạng công tác tuyển dụng chưa minh bạch, công khai. Nhiều cơ quan, đơn vị còn đặt nặng vấn đề bằng cấp, chưa coi trọng đánh giá thực chất năng lực.

Trong quá trình giao thoa chuyển đổi từ cơ chế bộ chủ quản sang mô hình tự chủ đại họcự, chắc chắn sẽ nảy sinh nhiều vấn đề vì vậy theo TS Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Phó Ban Tuyên giáo Trung ương: Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, để thực hiện thành công tự chủ đại học và tự do học thuật, đầu tiên chính là phải có tư duy mở từ các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở cấp vĩ mô. Từ đó cho mở khung pháp lý về vai trò tự chủ của các cơ sở đại học để quản lý chất lượng đầu ra, cần hình thành các tổ chức kiểm định do các hiệp hội đại học và hiệp hội chuyên ngành tạo ra. Còn tổ chức quản lý nhà nước thì kiểm tra đánh giá và cấp phép, hoặc thu giấy phép hoạt động cho các tổ chức kiểm định ấy.

Có thể bạn quan tâm

  • Bất cập tự chủ giáo dục nghề nghiệp

    Bất cập tự chủ giáo dục nghề nghiệp

    11:00, 26/12/2019

  • Gỡ vướng tự chủ giáo dục nghề nghiệp

    Gỡ vướng tự chủ giáo dục nghề nghiệp

    11:00, 23/12/2019

  • Tự chủ giáo dục là xu hướng quốc tế

    Tự chủ giáo dục là xu hướng quốc tế

    09:16, 06/11/2018

  • Trao quyền tự chủ giáo dục phổ thông: Đừng “đem con bỏ chợ”

    Trao quyền tự chủ giáo dục phổ thông: Đừng “đem con bỏ chợ”

    01:30, 12/06/2018

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hoàn thiện cơ chế tự chủ trong giáo dục: “Hai mặt của tấm huân chương”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO