Hoàn thuế GTGT: Cần công bằng và sòng phẳng

Diendandoanhnghiep.vn Doanh nghiệp sai sẽ bị phạt, thậm chí có thể khởi tố hình sự, ngược lại cơ quan quản lý sai, gây khó dễ cho các doanh nghiệp thì cũng cần phải xử lý để “sòng phẳng cuộc chơi".

>> Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính đôn đốc Tổng cục Thuế nhanh chóng hoàn thuế VAT cho doanh nghiệp

Đó là chia sẻ thẳng thắn của các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành cao su, gỗ… với Diễn đàn Doanh nghiệp xoay quanh câu chuyện ngành thuế đang “ngâm” hàng nghìn tỷ đồng tiền hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) của doanh nghiệp xuất khẩu ngành cao su, gỗ, sắn… trong suốt mấy năm qua, nhưng chưa có lộ trình giải quyết.

Cần công bằng…

Đáng chú ý, mới đây, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết theo thống kê sơ bộ của hiệp hội, số tiền thuế GTGT của doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ chưa được hoàn trả là 6.100 tỷ đồng. Điều này đã khiến các doanh nghiệp rất khó khăn khi không được hoàn thuế, thiếu vốn để xoay xở và hỗ trợ người lao động trong bối cảnh khan hiếm đơn hàng.

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết theo thống kê sơ bộ của hiệp hội, số tiền thuế GTGT của doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ chưa được hoàn trả là 6.100 tỷ đồng.

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam: theo thống kê sơ bộ của hiệp hội, số tiền thuế GTGT của doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ chưa được hoàn trả là 6.100 tỷ đồng.

Trong số đó, các doanh nghiệp xuất khẩu dăm thuộc Chi hội Dăm gỗ khoảng trên 4.000 tỷ đồng. Riêng 11 doanh nghiệp xuất khẩu dăm lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, số thuế chưa được hoàn đến hết tháng 5/2023 là 1.105 tỷ đồng. Các doanh nghiệp hội viên Chi hội Gỗ dán cũng chưa được hoàn thuế trên 500 tỷ đồng; số còn lại khoảng 1.600 tỷ đồng thuộc các doanh nghiệp viên nén và chế biến xuất khẩu các sản phẩm gỗ khác.

Liên quan đến những bức xúc của cộng đồng doanh nghiệp trong việc ngành thuế “ngâm” tiền hoàn thuế GTGT, ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM (HAWA), cho rằng việc cơ quan thuế coi ngành gỗ là ngành nghề có rủi ro và cần phải thanh tra, kiểm tra là không sai. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là được quyền “ngâm” tiền hoàn thuế GTGT của doanh nghiệp. Rủi ro cao là một cụm từ và khái niệm còn khá chung chung, và việc kiểm tra như thế nào là trách nhiệm của ngành thuế, nhưng cần phải có thời gian, và lộ trình cụ thể để thông báo cho doanh nghiệp. Và khi kiểm tra nếu phát hiện doanh nghiệp sai thì doanh nghiệp phải chịu hoàn toàn trách nhiệm và ngược lại ngành thuế sai, ngành thuế cũng phải chịu những hình phạt tương tự để công bằng cuộc chơi.

Cũng theo ông Phương, hiện tại các doanh nghiệp ngành gỗ đang gặp rất nhiều khó khăn cho các đơn hàng, chi phí doanh nghiệp, chi phí tiền lương cho công nhân, nhưng ngành thuế lại chậm hoàn thuế VAT và thời gian hoàn thuế kéo dài không biết khi nào giải quyết, trong khi quy định đã có là làm khó doanh nghiệp.

Đồng quan điểm, ông Lê Mạnh - Chủ tịch HĐQT Công ty Leglor cho rằng, việc cơ quan thuế đưa ra các biện pháp quản lý chặt chẽ trong việc hoàn thuế GTGT là có lý do riêng, không phải không có cơ sở, tuy nhiên, việc dựa vào những lý do này để “ngâm” tiền hoàn thuế GTGT của doanh nghiệp hàng nghìn tỷ đồng suốt 2 năm qua là bất cập, không "sòng phẳng", không phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt là những doanh nghiệp xuất khẩu đang bị “tê liệt” vì cạn nguồn vốn.

Theo ông Mạnh, theo Thông tư 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, doanh nghiệp chỉ truy xuất đến người phát sinh thuế. Tuy nhiên, hiện nay cơ quan thuế đang yêu cầu truy xuất đến người trồng rừng nên mất rất nhiều thời gian là ngoài sức chịu đựng của doanh nghiệp. Mặt khác, các Chi cục Thuế địa phương cũng không có chức năng, quyền hạn đi xác minh việc này, mà phải nhờ đến đơn vị thứ 3 mà ở đây là cơ quan công an thì không biết đến bao giờ mới xong.

ông Lê Mạnh - Chủ tịch HĐQT Công ty Leglor cho rằng, việc cơ quan thuế đưa ra các biện pháp quản lý chặt chẽ trong việc hoàn thuế GTGT là có lý do riêng, không phải không có cơ sở, tuy nhiên, việc dựa vào những lý do này để “ngâm” tiền hoàn thuế GTGT của doanh nghiệp hàng nghìn tỷ đồng suốt 2 năm qua là bất cập, không phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt là những doanh nghiệp xuất khẩu đang bị “tê liệt” vì cạn nguồn vốn.

Ông Lê Mạnh - Chủ tịch HĐQT Công ty Leglor: việc cơ quan thuế đưa ra các biện pháp quản lý chặt chẽ trong việc hoàn thuế GTGT không phải là không có cơ sở, tuy nhiên, việc dựa vào những lý do này để “ngâm” tiền hoàn thuế GTGT của doanh nghiệp hàng nghìn tỷ đồng suốt 2 năm qua là bất cập, không phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt là những doanh nghiệp xuất khẩu đang bị “tê liệt” vì cạn nguồn vốn.

Do đó, theo ông Mạnh, một thực trạng là ngành thuế đang "vơ đũa cả nắm”, không phân biệt rõ ai làm đúng và ai làm sai để đưa ra xử lý. Xét cho cùng, nếu doanh nghiệp làm không đúng thì pháp luật giám sát họ, xử lý họ. Còn các doanh nghiệp làm đúng thì cần tháo gỡ, giải thoát để doanh nghiệp yên ổn kinh doanh. Vì vậy, đề nghị Tổng cục Thuế nên xem xét lại việc yêu cầu truy xuất thuế đến người trồng rừng. Những doanh nghiệp hoạt động không đàng hoàng thì đưa vào diện điều tra, thậm chí khởi tố hình sự. Còn những doanh nghiệp có hồ sơ rõ ràng, có kê khai và đã nộp thuế thì ưu tiên hoàn thuế để doanh nghiệp yên tâm làm ăn, chăm lo cho người lao động.

>>  Cần hoàn thiện các quy định về hoàn thuế VAT

… để “sòng phẳng cuộc chơi"

Tương tự ngành gỗ, ngành cao su cũng được ông Võ Quang Thuận – nguyên Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bình Phước, Chủ tịch HĐQT Công ty Cao su Thuận Lợi, chỉ ra nhiều bất cập trong thủ tục hoàn thuế GTGT. Bởi, theo ông Thuận, căn cứ Điều 75 Luật Thuế 2019, thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản… đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, chậm nhất là 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan quản lý thuế có thông báo về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế.

Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau, chậm nhất là (40 ngày) kể từ ngày cơ quan quản lý thuế có thông báo bằng văn bản về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế. Song song đó, cơ quan quản lý thuế phải quyết định hoàn thuế cho người nộp thuế hoặc không hoàn thuế cho người nộp thuế nếu hồ sơ không đủ điều kiện hoàn thuế.

Tương tự ngành gỗ, ngành cao su cũng được ông Võ Quang Thuận – nguyên Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bình Phước, Chủ tịch HĐQT Công ty Cao su Thuận Lợi, chỉ ra nhiều bất cập trong thủ tục hoàn thuế GTGT cho doanh nghiệp

Tương tự ngành gỗ, ngành cao su cũng được các doanh nghiệp và Hiệp hội cao su Việt Nam, chỉ ra nhiều bất cập trong thủ tục hoàn thuế GTGT cho doanh nghiệp.

Cũng theo ông Thuận, thực trạng hiện nay là nguồn vốn của doanh nghiệp đã cạn kiệt, bị bào mòn và không còn vốn để kinh doanh do đang bị đọng trong khâu hoàn thuế VAT. Cùng với đó, các khoản phải chi như tiền lương phải trả cho người lao động, bảo hiểm, lãi suất ngân hàng, tiền hàng… hàng ngày doanh nghiệp vẫn phải xoay sở để bù vào các khoản đi vay và trả lương cho công nhân là khó chấp nhận. Và từ những bất cập trên, có lẽ đã đến lúc ngành thuế cần phải nhìn lại trách nhiệm thực thi công vụ của mình một cách nghiêm túc, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

"Nếu nói như đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau, khi phát biểu về trách nhiệm của các cơ quan, cán bộ về hành vi không làm việc, không làm tròn bổn phận mà Nhà nước và Nhân dân giao cho là vi phạm pháp luật. Trong đó, 3 vấn đề mà đại biểu Vân nêu có lẽ ngành thuế cần phải xem lại mình, bao gồm: nhóm thứ nhất là cán bộ không biết gì (không biết gì thì không làm), nhóm  thứ hai là không có lợi sẽ không làm và nhóm thứ ba là biết nhưng sợ không dám làm… Như vậy, cả 3 nhóm này đều có một hành động là bất tắc vi, không làm tròn bổn phận mà pháp luật, Nhà nước và Nhân dân giao cho thì cần phải xử lý nghiêm", ông Thuận dẫn chứng.

“nếu doanh nghiệp sai sẽ bị phạt, thậm chí có thể khởi tố hình sự, ngược lại cơ quan quản lý sai, gây khó dễ cho các doanh nghiệp thì cũng cần phải “sòng phẳng” cuộc chơi” để tạo sự công bằng và thể hiện tính thượng tôn pháp luật.

Theo ông Võ Quang Thuận - Chủ tịch HĐQT Công ty Cao su Thuận Lợi, nếu doanh nghiệp sai sẽ bị phạt, thậm chí có thể khởi tố hình sự, ngược lại cơ quan quản lý sai, gây khó dễ cho các doanh nghiệp thì cũng cần phải “sòng phẳng cuộc chơi” để tạo sự công bằng và thể hiện tính thượng tôn pháp luật.

Theo ông Thuận, thực tình mà nói thì không doanh nghiệp nào muốn làm lớn chuyện, kiện cáo hay tố cáo các cơ quan chức năng, nhưng một khi bị dồn vào đường cùng có lẽ cũng nên thuận theo luật chơi. "Nếu doanh nghiệp sai sẽ bị phạt, thậm chí có thể khởi tố hình sự, ngược lại cơ quan quản lý sai, gây khó dễ cho các doanh nghiệp thì cũng cần phải sòng phẳng cuộc chơi để tạo sự công bằng và thể hiện tính thượng tôn pháp luật", ông Thuận nhấn mạnh.

Trước đó, Văn phòng Chính phủ có Công điện số 470/CĐ-TTg ngày 26/5/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương kiểm tra, đánh giá đôn đốc Tổng cục Thuế thực hiện ngay, không chậm trễ, hướng dẫn các hồ sơ xem xét xin hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT), một cách nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả cho người dân, doanh nghiệp (hoàn thành trước ngày 28 tháng 5 năm 2023).

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hoàn thuế GTGT: Cần công bằng và sòng phẳng tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714358606 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714358606 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10