Học thêm - cái nhìn khách quan

Diendandoanhnghiep.vn Nền giáo dục Việt Nam đang tồn tại nhiều bất cập gây mất niềm tin từ phụ huynh, trong đó có vấn nạn dạy thêm, học thêm.

>> Lên án, ngăn chặn tình trạng ép học thêm trực tuyến!

Trước đây, học thêm, dạy thêm còn gọi là dạy học phụ đạo chỉ dành cho hai đối tượng: Một là học sinh khá giỏi luyện thêm nhằm phát huy hết khả năng tham gia thi cử. Hai là các em học lực yếu cần kèm thêm để theo kịp các bạn, hay các em bị ốm, sự cố bị nghỉ học gián đoạn cần bổ sung kiến thức.

Thế nhưng, ngày nay học thêm, dạy thêm đã biến tướng tràn lan, cả phụ huynh lẫn học sinh đều ngán ngẩm, nhưng chỉ kêu ca phàn nàn chứ không dám có phản ứng trực tiếp với giáo viên hay nhà trường.

Việc học thêm, dạy thêm đã có nhiều biến tướng.

Việc học thêm, dạy thêm đã có nhiều biến tướng.

Nhìn nhận khách quan, việc học thêm bắt nguồn từ chính nhu cầu từ các bậc phụ huynh. Kinh tế phát triển phụ huynh học sinh phải làm việc nhiều, lịch sinh hoạt kín hơn nên việc đưa đón con đi học ở bậc tiểu học trở nên khó khăn. Không phải gia đình nào cũng có người thân đưa đón, hay có đủ chi phí thuê người.

Chi thêm ít tiền cho con học thêm với tâm lý được thêm chữ nào hay chữ đó, lại được cô giáo và nhà trường quản lý giúp, hoàn toàn yên tâm tới giờ đón con về.

Khi việc này thành thói quen thì giáo viên và nhà trường nhận ra đây là mối lợi hợp lý để cải thiện đời sống vật chất khi mà giáo viên chưa bao giờ sống thoải mái với đồng lương của nghề, nên bắt đầu coi việc dạy thêm, học thêm như mô hình kinh doanh giáo dục.

Chương trình giảng dạy của cấp tiểu học thường bố trí mô hình bán trú, sáng học văn hoá, chiều tham gia hoạt động thể chất, năng khiếu, thể thao… Nhưng nhà trường chỉ cần bố trí thời khoá biểu lệch đi, đưa học thêm hay liên kết với trung tâm ngoại ngữ, tin học, nghệ thuật… vào chiếm chỗ là có thể thu tiền từ phụ huynh học sinh.

Hoạt động này được hợp pháp hoá bằng việc phụ huynh viết đơn “xin” học thêm tự nguyện, nhưng nếu không tham gia học thêm thì họ biết con em họ sẽ như thế nào khi gần như cả lớp tham gia ngoại trừ con mình. Ai sẽ quản lý các cháu, các cháu đi đâu làm gì, khi đến giờ học thêm không đóng tiền thì phải ra ngoài. Lỗi của người lớn, nhưng hậu quả phải chịu là các em nhỏ ngây thơ, vô tội.

Với bậc học THCS thì áp lực cuộc chạy đua thi vào lớp 10 công lập rất lớn khiến phụ huynh lo lắng và chuyển sự lo lắng sang con của họ, bằng cách ép các em học thêm, tăng cơ hội vào được trường công với mức chi phí thấp mà chất lượng đào tạo kiến thức đảm bảo. Giáo viên liền tận dụng bằng cách cài cắm lịch học, chương trình học sao cho trên lớp sẽ có phần thiếu hụt và chỉ được bổ sung ở các lớp học thêm.

>> Giáo dục Việt Nam và những nỗi đau

Nhiều giáo viên dạy môn chính ở nhiều trường THCS trong thành phố có mức thu nhập rất cao nhờ tổ chức những lớp học này. Lứa tuổi THCS là lứa tuổi có nhiều biến đổi về tâm lý nên nhiều phụ huynh ấn con vào lớp học thêm cùng với niềm tin cầu may là sẽ giúp con tránh sa vào các tệ nạn xã hội nếu như được tự do ở ngoài lớp học.

Điều nghịch lý là ở thành phố tỉ lệ chọi vào 10 căng thẳng do áp lực dân số thì học thêm nhiều đã đành, ngay cả vùng nông thôn dù không chịu áp lực vẫn học thêm, dạy thêm tràn lan do có cả nguyên nhân về áp lực về thành tích của nhà trường. Nếu không tổ chức học thêm, dạy thêm nhồi nhét thêm kiến thức, tỉ lệ thi đỗ đại học cao đẳng thấp đi sẽ ảnh hưởng tới danh tiếng nhà trường.

Việc ganh đua giành thành tích cao không hề xấu - nó là đòn bẩy để thúc đẩy sự cạnh tranh, phát triển lành mạnh, nhưng nếu bấp chấp thủ đoạn để đạt mục đích sẽ gây hệ luỵ xấu tới học sinh và phụ huynh, trong đó không ít gia đình còn phải vật lộn lo toan cho đủ sống.

Cuối cùng chính là mục đích kinh tế. Nhà trường cho dù kinh doanh giáo dục vẫn phải có cơ chế quản lý giám sát đặc biệt vì sản phẩm đào tạo của nhà trường là con người, không thể áp dụng quy chuẩn như quản lý doanh nghiệp đặt lợi nhuận lên trên sự trưởng thành về nhân cách và kiến thức của học sinh.

Không thể tổ chức học thêm, dạy thêm chỉ vì tiền rồi ép viết đơn tự nguyện, cắt nội dung giảng dạy của chính khoá vào chương trình dạy thêm, phân biệt đối xử với học sinh không học thêm, cố để sự chênh lệch điểm số giữa học sinh có học thêm và học sinh không học thêm…

Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định để kiểm soát vấn đề này, trong đó có nội dung tuyệt đối không cắt giảm nội dung giảng dạy, không dạy chạy trước chương trình. Học sinh tiểu học học ngày 2 buổi sẽ không học thêm. Thế nhưng đường đi của văn bản từ trung ương tới nhà trường xa quá, nên vấn đề học thêm, dạy thêm vẫn nhức nhối gây bức xúc cho phụ huynh và học sinh.

Thực tế vẫn phát sinh nhu cầu dạy thêm, học thêm chính đáng nên nói cấm tuyệt đối là điều khiên cưỡng khi từ hai phía giáo viên và học sinh đều có lợi ích và nghĩa vụ. Cơ quan quản lý giáo dục cần đưa biện pháp quản lý giám sát cho phù hợp về vấn đề này.

Việc nâng cao đời sống vật chất cho giáo viên, cải cách về chế độ tiền lương là điều cấp bách. Nếu đời sống giáo viên cứ chồng chất khó khăn liệu có đủ sức để giảng dạy thuyết phục học sinh nghe theo khi giáo viên vừa dạy vừa lo vật lộn với miếng cơm manh áo bằng đồng lương còm cõi, còn học sinh nhìn thầy cô giảng dạy vất vả mà sống khổ hơn ngành nghề khác thì có còn lấy đó là tấm gương động lực học tập hay nảy sinh sự so sánh tiêu cực? 

Câu hỏi này xin dành tới các nhà quản lý giáo dục.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Học thêm - cái nhìn khách quan tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714501632 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714501632 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10