Hội KHKT Máy thủy khí Việt Nam: Đẩy mạnh liên kết, hợp tác cùng phát triển

Diendandoanhnghiep.vn Hội Khoa học kỹ thuật Máy thủy khí Việt Nam (VINFPA) cần phải làm tốt hơn nữa vai trò kết nối, chuyển giao công nghệ giữa các nhà khoa học, quản lý và doanh nghiệp.

Đó là ý kiến của TS. Hoàng Văn Thắng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Đại hội lần thứ 2 của Hội Khoa học kỹ thuật Máy thủy khí Việt Nam (VINFPA).

Nhìn nhận từ thị trường TS. Thắng cho rằng, hiện nay hầu như thị trường đang thiếu thông tin, các nhà đầu tư, doanh nghiệp gần như không biết nhiều đến các nhà khoa học công nghệ nói chung và công nghệ máy thủy khí, nói riêng. Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nếu được các nhà khoa học, quản lý tư vấn, hỗ trợ, các doanh nghiệp sẽ phát triển và hội nhập bền vững…Vì vậy, VINFPA phải đẩy mạnh kết nạp hội viên, liên kết đội ngũ các nhà khoa học, hỗ trợ đồng hành cùng các hội viên, doanh nghiệp, các nhà đầu tư. Ông cũng tin rằng, khi có mạng lưới hội viên đủ mạnh, các doanh nghiệp sẵn sàng chia sẻ, đóng góp cùng nhau xây dựng Hội. Hội sẽ có đủ điều kiện để phát triển bền vững, có khả năng sáng tạo ra nhiều sản phẩm khoa học công nghệ đạt chất lượng và giá trị kinh tế cao, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước.

>>>Kiến tạo và kết nối đầu tư công nghệ blockchain

Thực tế hiện nay, trên thị trường có những máy móc thiết bị rất đơn giản, các doanh nghiệp Việt Nam có thể sản xuất được, nhưng do thiếu thông tin, thiếu tính kết nối nên chúng ta vẫn phải nhập khẩu. Trong khi các sản phẩm công nghệ của VINFPA cung cấp cho thị trường sẽ góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, tiết kiệm ngoại tệ cho nền kinh tế nước nhà và tham gia xuất khẩu thu ngoại tệ, từng bước khắc phục các nhược điểm nêu trên.

PGS.TS. Đặng Xuân Thi, nguyên Chủ tịch Hội KHKT Máy Thủy khí Việt Nam nhiệm kỳ 1.

PGS.TS. Đặng Xuân Thi, nguyên Chủ tịch Hội KHKT Máy Thủy khí Việt Nam nhiệm kỳ 1.

Trong những năm qua, ngành máy và tự động thủy khí với các trường đại học, các viện, trung tâm nghiên cứu cùng các doanh nghiệp đã thực hiện và hoàn thành tốt nhiều Dự án KHCN, các đề tài và các dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước, cấp Bộ quản lý (Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Rất nhiều sản phẩm KHCN của các Dự án KHCN, các đề tài, các dự án sản xuất thử nghiệm và từ các Hợp đồng kinh tế kỹ thuật với các cơ sở sản xuất do các thành viên của VINFPA thực hiện đã được ứng dụng vào thực tế sản xuất và đạt kết quả tốt, được người sử dụng đánh giá cao.

Theo PGS.TS. Đặng Xuân Thi, Nhiều sản phẩm công nghệ đã trở thành sản phẩm hàng hóa, phục vụ các nhu cầu của sản xuất và sinh hoạt của đời sống dân sinh. Có thể nêu một vài sản phẩm công nghệ điển hình là các loại máy bơm công suất lớn tới 2.000 kW, lưu lượng tới 36.000 m3/h, phục vụ nhu cầu tưới tiêu trong nông nghiệp, cấp nước và thoát nước thải trong các nhà máy nhiệt điện, các loại máy bơm cột nước tới hàng ngàn mét dùng cấp nước cho nhu cầu công nghiệp và đời sống dân sinh (do Công CP chế tạo bơm Hải Dương thiết kế và chế tạo). Tổng công ty Cơ điện và Xây dựng nông nhiệp và thủy lợi đã thiết kế và chế tạo hoàn chỉnh tua bin nước cỡ lớn, công suất đạt 6,000 kW, đã lắp cho Nhà máy thủy điện Đaksrông từ năm 2008, đến nay, máy vẫn đang hoạt động tốt. Viện Nghiên cứu Cơ khí đã thiết kế, chế tạo và lắp đặt thành công các dây chuyền tuyển quặng đạt chất lượng không thua kém sản phẩm của nước ngoài. Trường Đại học Bách khoa Hà nội đã thiết kế và chế tạo được các động cơ gió đạt công suất tới 30 kW, ứng dụng vào sản xuất; đã cung cấp các hệ thống điều khiển tự động cho các nhà máy thủy điện công suất lớn, các dây chuyền sản xuất vật liệu.

>>>Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số nâng cao năng lực xuất khẩu

PGS.TS. Bùi Quốc Thái, Chủ tịch Hội KHKT Máy Thủy khí Việt Nam nhiệm kỳ 2

PGS.TS. Bùi Quốc Thái, Chủ tịch Hội KHKT Máy Thủy khí Việt Nam nhiệm kỳ 2

Đặc biệt, được sự trợ giúp của VINFPA, Công ty CP Công nghệ Công nghiệp Intec đang thực hiện Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước về Tời thủy lực, phục vụ nâng hạ các cửa van của các công trình thủy lợi, thủy điện với trọng tải đạt tới 125 tấn, đóng góp tốt cho nhu cầu thực tế sản xuất,… Trung tâm nghiên cứu, tư vấn, chuyển giao công nghệ máy thủy khí (CTA), thuộc VINFPA chuẩn bị thực hiện 2 đề tài nghiên cứu về thiết bị bơm bánh răng và bơm rô to dùng cho dây chuyền sản xuất đường mía. Công ty CP Chế tạo bơm Hải Dương đã thực hiện đề tài nghiên cứu về bơm hai miệng hút, cột nước tới 200 m, phục vụ thoát nước trong khai thác mỏ. Ngoài ra, còn nhiều đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm khác cấp Nhà nước, cấp Bộ quản lý  do các cá nhân và các đơn vị trong Hội đã và đang thực hiện. Các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ được phổ biến rộng khắp các đơn vị trong Hội, góp phần không nhỏ vào công tác nghiên cứu khoa học của Hội nói riêng và sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước nói chung.

Để các kết quả nghiên cứu được ứng dụng rộng vào thực tế  sản xuất và đời sống, đồng thời đẩy mạnh liên kết giữa các nhà khoa học với nhà đầu tư, doanh nghiệp,  PGS. TS.  Bùi Quốc Thái - Chủ tịch VINFPA nhiệm kỳ 2 cho biết, Hội có phương hướng, chương trình và kế hoạch hoạt động cụ thể, ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho phát triển chung và đặc biệt, phát triển khoa học công nghệ của Hội. Hội sẽ tăng cường  hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn trong nhiệm kỳ mới. Hội sẽ khâu nối và tổ chức buổi giao lưu, gặp gỡ trao đổi với các doanh nghiệp cơ khí nói chung và máy thủy khí nói riêng, nhằm tạo được mối liên kết chặt chẽ, có hiệu quả, giúp cho ngành máy và tự động thủy khí phát triển mạnh mẽ.

>>>VIETWATER 2022: Hội nhập với ngành cấp thoát nước toàn cầu

Cùng với đó, Hội sẽ hỗ trợ tích cực các hoạt động nghiên cứu khoa học, trao đổi hợp tác, tổ chức các hội nghị, hội thảo,... cung cấp các thông tin hỗ trợ, quảng bá các doanh nghiệp trong và ngoài Hội. Hội sẽ tiếp tục triển khai công tác liên kết, quảng bá, giới thiệu thông tin của Hội, hội viên và các hoạt động của Hội trên trang điện tử (website), phương tiện truyền thông đại chúng. Đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, tập huấn cán bộ kỹ thuật chuyên ngành máy và tự động thủy khí với các Trường đại học, các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các doanh nghiệp.

dx

Ra mắt Ban Chấp hành mới Hội khoa học kỹ thuật Máy Thủy khí Việt Nam nhiệm kỳ 2022 - 2027

PGS. TS. Bùi Quốc Thái cho biết thêm, Hội sẽ tham gia, đóng góp tích cực các hoạt động của Hội Máy thủy khí châu Á (AFMC) và dự kiến sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị khoa học quốc tế Máy thủy khí châu Á lần thứ 18 (AICFM18) tại Hà Nội năm 2025. Hội sẽ tổ chức các đợt tham quan, học tập, đào tạo, tập huấn cho các thành viên của Hội ở trong và ngoài nước (dưới mọi hình thức) liên quan đến lĩnh vực chuyên môn về  máy và tự động  thủy khí với sự tham gia phổ biến kiến thức của các nhà khoa học, các chuyên gia và tổ chức quốc tế.

Đại hội của VINFPA nhiệm kỳ 2 đạt thành công tốt đẹp, đã đặt ra các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, nhằm tạo tiền đề cho Hội phát triển nhanh, bền vững, từng bước nâng cao uy tín, đủ sức hòa nhập vào hàng ngũ những Hội Khoa học kỹ thuật chuyên ngành có tầm cỡ ở trong nước và khu vực Đông Nam Á, ngày càng đóng góp được nhiều hơn, hiệu quả hơn cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hội KHKT Máy thủy khí Việt Nam: Đẩy mạnh liên kết, hợp tác cùng phát triển tại chuyên mục Thông tin doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713625894 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713625894 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10