Hợp tác PPP là chìa khóa để phát triển nông nghiệp bền vững

Thy Hằng 11/09/2018 17:51

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Nguyễn Xuân Cường tại Diễn đàn Tăng trưởng Châu Á (GAF) với chủ đề “Đổi mới để tạo ra thay đổi: Khám phá và truyền cảm hứng”.

Với sáng kiến "Tầm nhìn mới trong nông nghiệp" đến năm 2050 của Diễn đàn kinh tế Thế giới (WEF), Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định, kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm vai trò rất quan trọng của nhiều quốc gia, do đó Tầm nhìn mới trong nông nghiệp là “trúng”.

Diễn đàn tăng trưởng Châu Á (GAF) chính thức khai mạc tại Hà Nội. Diễn đàn Tăng trưởng Châu Á được tổ chức bên lề các Diễn đàn WEF-ASEAN 2018.

Diễn đàn tăng trưởng Châu Á (GAF) chính thức khai mạc tại Hà Nội. Diễn đàn Tăng trưởng Châu Á được tổ chức bên lề các Diễn đàn WEF-ASEAN 2018. Ảnh: Thy Hằng

Tạo chuỗi liên kết nông sản

Để cụ thể hóa tầm nhìn này, từ năm 2010 Việt Nam đã thúc đẩy quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa nhà nước và khối tư nhân thông qua các Nhóm công tác Đối tác công tư (PPP) ngành hàng trong Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV), hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam. 

Đến nay, PSAV đang triển khai thành công 7 Nhóm công tác PPP ngành hàng: cà phê; chè; rau quả; thủy sản; hồ tiêu và gia vị; lúa gạo và hóa chất nông nghiệp. “WEF đã giúp Việt Nam giới thiệu, tiến cử các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp phối kết hợp giữa Chính phủ với người dân và doanh nhân. Trên 7 nhóm ngành hàng, cho đến nay thực hiện qua gần 10 năm chúng tôi đánh giá bước đầu rất tốt”, Bộ trưởng cho biết.

Cụ thể, Người đứng đầu ngành nông nghiệp cho biết những thành quả đạt được ở điểm, Thứ nhất, khai thác được tiềm lực về mặt tư bản. Thứ hai, tổ chức quản trị một cách chặt chẽ. Thứ ba, nâng cao được thu nhập cho người dân.

“Đặc biệt, tạo ra chuỗi nông sản theo ý đồ chúng ta mong muốn là sạch, hiệu quả, phân phối lợi ích đều giữa người nông dân, doanh nghiệp và tổ chức thương mại toàn cầu”, Bộ trưởng khẳng định.

Dẫn chứng về hai mô hình thành công khi hợp tác công – tư là mô hình của Néstle và Unilever, Bộ trưởng cho biết, Việt Nam đã xây dựng 2 nhóm ngành hàng cà phê và chè rất có hiệu quả. Đối với chuỗi ngành hàng cà phê do Néstle làm hạt nhân hỗ trợ, Bộ trưởng cho biết, qua 7 năm làm đã hình thành được những vùng sản xuất nguyên liệu và người nông dân đã học được kỹ thuật canh tác làm sao để năng suất cao, làm sao cho môi trường tốt, làm sao cho hiệu quả cuối cùng cao nhất.

"Nhà đầu tư hạt nhân Nestle cùng các doanh nghiệp Việt Nam đang làm tốt chức năng hướng dẫn kỹ thuật, hướng dẫn quản trị, thu mua nông sản, tổ chức chế biến và phân phối chuỗi giá trị. Chính vì vậy, chúng tôi đánh giá đây là một trong những mô hình rất tốt và hướng tới sẽ mở”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Với cây chè, Bộ trưởng đánh giá Unilever cũng là một trong những thành tố hạt nhân phối kết hợp rất tốt cùng các doanh nghiệp Việt Nam. Như ở Tuyên Quang, mô hình hợp tác công – tư đã khẳng định hiệu quả kinh tế rõ nét, trụ cột thứ hai là môi trường, hầu hết quản trị về thuốc bảo vệ thực vật ở những khu vực này rất tốt, giảm đáng kể đến việc dùng hóa chất nhưng lại tăng được năng suất, hiệu quả.

“Hiện nay, riêng mô hình đó, nông dân xin vào hợp tác, xin vào mô hình rất là đông”, Bộ trưởng chia sẻ.

"Chìa khoá" thực hiện nông nghiệp bền vững

Theo sáng kiến “Tầm nhìn mới trong nông nghiệp” của WEF, mục tiêu được đặt ra là nâng cao sản lượng nông nghiệp lên 20%, giảm lượng phát thải carbon 20% và giảm tỷ lệ đói nghèo xuống 20% sau mỗi thập kỷ cho đến năm 2050.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp là nhân tố quyết định xây dựng

    Doanh nghiệp là nhân tố quyết định xây dựng "Tầm nhìn mới trong nông nghiệp"

    09:38, 11/09/2018

  • Giải bài toán đầu tư “nhỏ giọt” ngành nông nghiệp

    Giải bài toán đầu tư “nhỏ giọt” ngành nông nghiệp

    11:33, 08/09/2018

  • Bước chuyển mạnh mẽ của ngành nông nghiệp

    Bước chuyển mạnh mẽ của ngành nông nghiệp

    09:07, 07/09/2018

Trong khi đó, dân số thế giới hiện nay đã đến 7,5 tỷ người, mà nhu cầu cho tiêu dùng thực phẩm của bình quân thế giới là 15%. Do đó, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhận định, đây là một trong những cơ hội để nông nghiệp có thể phát triển. 

Bộ trưởng đặt vấn đề: “Chúng ta phải khẳng định phương thức đầu tư công – tư là một trong phương thức cốt lõi để thực hiện tầm nhìn phát triển nông nghiệp bền vững, thực hiện được mục tiêu từng quốc gia về nông nghiệp. Do đó, chúng ta phải rà soát, đánh giá lại qua 7 nhóm ngành hàng PPP làm với WEF, các tập đoàn làm - có nhiều nhóm tốt, kết quả rất cao, nhưng có những nhóm chưa làm. Do vậy, phải tổng kết lại để nhân thành những điển hình”. 

Với Việt Nam, mức xuất khẩu nông sản dự kiến đạt được năm 2018 là 40 tỷ USD. Nếu làm tốt từ vùng nguyên liệu đến chế biến, tổ chức thị trường và sâu chuỗi lại từ người nông dân với doanh nghiệp, với tập đoàn thì giá trị còn tăng nhiều. Do đó, Bộ trưởng khẳng định, muốn thực hiện được điều đó thì không có con đường nào khác là hợp tác công – tư. "Đây sẽ là một trong những chìa khóa, giải pháp căn cơ nhất thực hiện tầm nhìn của WEF về nông nghiệp”, Bộ trưởng nói.


Trong khuôn khổ Diễn đàn Tăng trưởng Châu Á, Bộ trưởng có 2 cuộc tiếp xúc và làm việc song phương với đại diện Croplife Việt Nam - thành viên của PSAV (đồng chủ trì Nhóm công tác PPP về Hóa chất nông nghiệp) và Tập đoàn Archer Daniels Midland Corporation (ADM) của Mỹ (chuyên về sản xuất thực phẩm, chế biến sản xuất hạt chứa dầu, sản xuất và chế biến sản phẩm từ ngô, sản xuất thức ăn gia súc và cung cấp dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao) để bày tỏ mong muốn hợp tác đầu tư – thương mại trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi.
(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hợp tác PPP là chìa khóa để phát triển nông nghiệp bền vững
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO