Bước chuyển mạnh mẽ của ngành nông nghiệp

Thy Hằng 07/09/2018 09:07

Sau 10 năm (2008 - 2017), tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 261,28 tỷ USD, tăng bình quân 9,24%/năm, sản xuất chuyển mạnh theo hướng chất lượng và giá trị gia tăng, thu hút hơn 7.000 doanh nghiệp.

Sáng ngày 7/9, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khoá X về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn tại Hà Nội.

Hội nghị

Tổng kim ngạch xuất khẩu 10 năm (2008 - 2017) đạt 261,28 tỷ USD, tăng bình quân 9,24%/năm. Ảnh: Thy Hằng.

Quyết tâm của hệ thống chính trị

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định: “Chưa bao giờ ngành nông nghiệp đón nhận được sự chỉ đạo của cả hệ thống chính trị như vừa qua. Nhờ đó, chỉ trong 2 năm gần đây, số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đã tăng gấp hai lần trước đây.” 

Cùng với đó, chưa bao giờ ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp mạnh mẽ như thời gian vừa qua. “Cho phép chúng ta có bước chuyển và cơ hội lớn trong tổ chức sản xuất, trong nâng cao giá trị và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu”, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT nhấn mạnh.

Tuy nhiên, Vị Tư lệnh ngành nông nghiệp cũng thẳng thắn chỉ ra những thách thức trong vấn đề tổ chức lại sản xuất trên nền tảng quy mô sản xuất hộ nhỏ lẻ. Cùng với đó, trước quá trình hội nhập sâu rộng, nông nghiệp Việt còn phải đối mặt với thách thức về ứng dụng khoa học công nghệ, trình độ quản trị...đây là những vấn đề lớn đặt ra.

Báo cáo tại Hội nghị, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho biết, trong 10 năm qua, nông nghiệp luôn duy trì được tăng trưởng (mặc dù chưa đạt mục tiêu đề ra) và phát triển khá toàn diện, chất lượng tăng trưởng ngày càng được cải thiện hơn. Tiếp tục khẳng định được vị thế quan trọng trong nền kinh tế.

Sản xuất hướng nâng cao giá trị

"Sản xuất chuyển mạnh theo hướng chất lượng và giá trị gia tăng, giá trị và sản lượng nhiều nông sản đều tăng mạnh, sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ được quan tâm phát triển. Góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, giải quyết việc làm, giảm nghèo và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế", Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nói.

Trong 5 năm (2013-2017), chủ trương cơ cấu lại được ngành tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt và xuyên suốt, đang tạo chuyển biến tích cực, rõ nét. Cụ thể, đã tạo được sự thống nhất cao của toàn xã hội về tính tất yếu khách quan và yêu cầu cấp bách phải thay đổi căn bản nền sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyển mạnh mục tiêu số lượng sang chất lượng và giá trị gia tăng (63 tỉnh/thành phố đều đã phê duyệt và triển khai Đề án hoặc Kế hoạch cơ cấu lại nông nghiệp trên địa bàn).

Cơ cấu ngành hàng, sản phẩm xuất khẩu thể hiện rõ kết quả tăng tỷ trọng các ngành, sản phẩm có lợi thế và thị trường như thủy sản, nhất là tôm nước lợ, rau, hoa, quả, cây công nghiệp giá trị cao, đồ gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

“Nhờ đó, xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng nhanh, tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa, tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng, góp phần giảm nhập siêu cho cả nước”, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh. Cụ thể, tổng kim ngạch xuất khẩu 10 năm (2008 - 2017) đạt 261,28 tỷ USD, tăng bình quân 9,24%/năm; riêng năm 2017 đạt 36,52 tỷ USD, tăng 20,05 tỷ so với năm 2008 và dự kiến năm 2018 kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 40 tỷ USD.

“Đã có 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 1,0 tỷ USD trở lên, trong đó có 5 mặt hàng tôm, trái cây, hạt điều, cà phê và đồ gỗ đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD”, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho biết. Trước đó, năm 2008 chỉ có 5 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 1,0 tỷ USD trở lên và 2 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD.

Nông sản Việt Nam hiện có mặt trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Xuất khẩu nông sản Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á và thứ 15 thế giới.

Có thể bạn quan tâm

  • Cuộc đua đầu tư vào dự án chế biến sâu ngành nông nghiệp

    Cuộc đua đầu tư vào dự án chế biến sâu ngành nông nghiệp

    04:54, 04/09/2018

  • AI và IoT: Xu hướng sẽ

    AI và IoT: Xu hướng sẽ "áp đảo" trong phát triển nông nghiệp ở Việt Nam

    04:28, 01/09/2018

  • Chính sách đặc thù khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ

    Chính sách đặc thù khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ

    18:30, 30/08/2018

  • Nông nghiệp đang thànhp/“bà mối” cho các đại gia

    Nông nghiệp đang thành “bà mối” cho các đại gia

    15:12, 22/08/2018

  • Thủ tướng: Tây Ninh có thể trở thành hình mẫu làm giàu từ nông nghiệp

    Thủ tướng: Tây Ninh có thể trở thành hình mẫu làm giàu từ nông nghiệp

    14:17, 21/08/2018

  • Sản xuất nông nghiệp Việt Nam lớn nhưng rất bấp bênh

    Sản xuất nông nghiệp Việt Nam lớn nhưng rất bấp bênh

    18:03, 18/08/2018

 Riêng 6 tháng đầu năm 2018, sản xuất toàn ngành tiếp tục tăng trưởng mạnh, tốc độ tăng trưởng vượt mục tiêu đã đề ra và đạt mức cao, GDP nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm tăng 3,93%, đạt mức tăng cao nhất trong 10 năm gần đây.

“Cùng với đó, nông dân đã phát huy vai trò chủ thể, tích cực thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, tham gia chuỗi giá trị, nhất là trong xây dựng nông thôn mới”, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nhấn mạnh.

Thu nhập bình quân hộ gia đình ở nông thôn tăng từ 75,8 triệu đồng năm 2012 lên khoảng 130 triệu đồng năm 2017, đã góp phần quan trọng xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn (bình quân 1,5%/năm), nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho cư dân nông thôn.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cũng cho biết, một trong những chuyển biến tích cực là việc đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn, trong đó chú trọng vào xây dựng các mô hình HTX kiểu mới, thu hút đầu tư doanh nghiệp.

Nhờ vậy, đến hết năm 2017 có 11.668 HTX nông nghiệp, gấp gần 2 lần năm 2008. “Đặc biệt, số lượng doanh nghiệp nông nghiệp tăng từ 2.397 năm 2007, chiếm 1,61% doanh nghiệp cả nước lên 7.033 doanh nghiệp năm 2017, tăng 2,93 lần, với số vốn 213.394,9 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp đã trở thành nòng cốt của chuỗi giá trị nông sản và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, phát triển thị trường”, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nhấn mạnh.

Sửa đổi Luật Đất đai

Tuy nhiên, với những thách thức phải đối mặt, Bộ NN&PTNT kiến nghị ,Bộ Chính trị có Nghị quyết hoặc Kết luận và thông báo chỉ đạo về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X. Nghiên cứu, điều chỉnh phù hợp quan điểm phát triển “nông nghiệp toàn diện” và “bảo đảm an ninh lương thực quốc gia” trong bối cảnh nước ta đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

Bộ Chính trị giao Ban Cán sự Đảng Chính phủ xây dựng đề án tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2030.

Đồng thời, Bộ kiến nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu và hoàn thiện cơ chế chính sách, nhất là chính sách về Đất đai mà đề xuất cụ thể là sửa Luật Đất đai để tạo động lực mới cho tăng trưởng nông nghiệp và phát triển nông dân, nông thôn. Ưu tiên nguồn lực tương xứng với mục tiêu mà Nghị quyết Trung ương 7 khóa X đã đề ra là 5 năm sau tăng gấp 2 lần 5 năm trước.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bước chuyển mạnh mẽ của ngành nông nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO