Các nông trại và trại cá Việt Nam đang chuyển sang dùng trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Things (IoT) và công nghệ hiện đại khác để tìm cách tăng sản lượng xuất khẩu.
Bên cạnh đó, cách mạng công nghiệp 4.0 trở thành một điểm mốc phát triển rực rỡ về khoa học công nghệ (KHCN) trên toàn cầu. Nhờ vậy, ngành nông nghiệp thế giới nói chung và nông nghiệp của Việt Nam nói riêng đang đứng trước nhiều cơ hội tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ, thành tựu công nghệ số như trí tuệ nhân tạo (AI) hay internet vạn vật (IoT).
Minh Phú Seafood, tập đoàn thủy sản số 1 Việt Nam, có kế hoạch sử dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) để giảm nhân công và cải thiện kiểm soát chất lượng. Nhờ đó, nếu trước đây cần tới 2 người để quản lý nước, cho tôm ăn và theo dõi sự phát triển của tôm trong 1 đầm, bây giờ chỉ cần 1 người cũng kiểm soát được khoảng 50 đầm.
Minh Phú đặt kế hoạch triển khai áp dụng công nghệ này cho tất cả các đầm tôm vào năm 2019 đồng thời cắt giảm khoảng 70% lao động đang làm công việc cho tôm ăn vào năm 2025. Những nhân viên này sẽ được chuyển sang làm việc tại các nhà máy chế biến hoặc đảm nhận các nhiệm vụ khác trong công ty.
Minh Phú xuất khẩu sản phẩm của mình sang 50 quốc gia, đạt doanh thu 12 nghìn tỷ đồng (khoảng 515 triệu USD) trong năm 2017.
Một “ông lớn” khác của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp là Vinamilk dự định xây dựng một trang trại bò sữa 22.000 con ở phía nam thành phố Cần Thơ. Vinamilk đã dành khoảng 4.000 tỷ đồng cho cơ sở hiện đại rộng 6.000 ha, biến nơi đây thành nông trại lớn nhất của công ty.
Công nghệ cảm biến và vi mạch được áp dụng để kiểm soát chuồng và vệ sinh thức ăn cũng như theo dõi sự phát triển của bò. Trong một vài năm tới, Vinamilk hy vọng sẽ sử dụng robot để cho bò ăn và vắt sữa tự động.
Trang trại mới của Vinamilk tại Cần Thơ sẽ sử dụng AI và IoT để tạo ra các sản phẩm sáng tạo và có giá trị cao.
Các startup của Việt Nam ngày càng tập trung phát triển sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp. AgriMedia là một công ty có trụ sở tại Hà Nội chuyên cung cấp cho các công ty nông nghiệp và nông dân những thông tin về thời tiết trong khu vực cũng như cập nhật các mối đe dọa do sâu bệnh gây ra.
Tính đến tháng 8/2018, AgriMedia đã có 100 địa điểm quan sát trong nước và dự tính sẽ tăng gấp 4 lần con số này vào năm 2019.
AgriMedia cũng hợp tác với các nhà mạng VinaPhone, MobiFone để chia sẻ thông tin qua tin nhắn SMS đơn giản, không cần smartphone đắt tiền hay máy tính. Startup hiện có 4 triệu người dùng miễn phí và 300.000 người dùng trả phí, trong đó có nhiều nông trường cà phê và mía lớn.
Trước đó, năm 2016, FPT bắt tay với Fujitsu (Nhật Bản) thử nghiệm “nhà máy nông nghiệp thông minh” tại Hà Nội. Vingroup lại ứng dụng CNTT để quản lý thương hiệu rau hữu cơ VinEco.
Có thể bạn quan tâm
11:27, 15/05/2018
04:18, 13/04/2018
04:01, 07/03/2018
Các hộ nông dân chiếm khoảng 60% dân số nước ta song phần lớn thu nhập thấp. Những nỗ lực trong quá khứ nhằm tăng hiệu quả sản xuất và chất lượng đều chưa hiệu quả. Đặc biệt, xuất khẩu vải thiều – loại trái cây được ưa chuộng tại nhiều nước châu Á – lại bị ảnh hưởng bởi vấn đề vệ sinh của các nông trại. Tuy nhiên, khi smartphone và máy tính ngày càng phổ biến ở miền quê cũng như cơ sở hạ tầng viễn thông được cải thiện, họ bắt đầu hưởng nhiều lợi thế, được trợ giúp bởi lĩnh vực công nghệ phát triển, dễ tiếp cận công nghệ hiện đại với chi phí rẻ hơn.
Hồi giữa tháng 7/2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã tổ chức hội nghị cấp cao về nông nghiệp 4.0 tại Lâm Đồng.
Tại đây, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Công Tuấn nói: "Thách thức phải đối diện với việc ứng dụng công nghệ cao, phát triển nông nghiệp thông minh ở Việt Nam là khác biệt với Nhật Bản, Israel. Việc giải quyết hài hòa phát triển nông nghiệp thông minh với đời sống an sinh xã hội là câu chuyện lớn".
Ông Tuấn nhận định: "Việt Nam hoàn toàn có điều kiện ứng dụng nông nghiệp thông minh vì nó hiện hữu và có lãi".
Tuy nhiên, ông Hà Công Tuấn cũng nhấn mạnh: "Nếu muốn đi ngay, đi nhanh phải có hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, hỗ trợ ý tưởng và tài chính tốt" cho nông nghiệp trong nước.