Hợp tác số doanh nghiệp SMEs

LÊ TUẤN 18/12/2022 01:20

Theo khảo sát 2.260 doanh nghiệp tại Đông Nam Á và Ấn Độ từ McKinsey mới đây, trong 3 năm tới, khoảng 70% doanh nghiệp sẽ chuyển đổi sang nền tảng kinh doanh số (digital sales).

>>Hơn 70% doanh nghiệp chưa biết chuyển đổi số phải “bắt đầu từ đâu”

p/Diễn đàn “Đồng hành cùng Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong chuyển đổi số”do VCCI phối hợp với Tập đoàn Meta tổ chức.

Diễn đàn “Đồng hành cùng Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong chuyển đổi số”do VCCI phối hợp với Tập đoàn Meta tổ chức.

Với chuyển dịch đó, dự kiến đến năm 2025, doanh thu đến từ nền tảng số sẽ chiếm khoảng 69%, trong khi doanh thu từ kênh truyền thống sẽ giảm xuống còn 31%. Điều này đặt ra thách thức mới đối với doanh nghiệp SME, song cũng cho thấy tiềm năng về hợp tác số giữa ngân hàng và các merchant thúc đẩy bán chéo các dịch vụ tích hợp ngân hàng và ngoài ngân hàng (Beyond Banking).

4 trụ cột

Ông Vũ Hồng Phú – Thành viên Ban điều hành MB kiêm Tổng giám đốc MB Ageas Life chia sẻ, trong quá trình chuyển đổi số tại doanh nghiệp chỉ ra bốn trụ cột của một hệ sinh thái hợp tác thành công cho ngân hàng và các doanh nghiệp SME, bao gồm: Xây dựng hệ sinh thái hợp tác chuẩn – đây là yếu tố quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp SME khi chuyển đổi số; Luôn lấy khách hàng làm trọng tâm; Duy trì bằng quá trình hợp tác mạnh mẽ – giải quyết các yếu tố về tính độc quyền, chia sẻ dữ liệu, chia sẻ doanh thu…; và Thúc đẩy thông qua sức mạnh phân tích dữ liệu.

Phân tích case study về hệ sinh thái số của MB, ông Vũ Hồng Phú cho biết thêm: “Hiện MBBank có hai nền tảng số chủ lực là App MBBank (dành cho khách hàng cá nhân) và BIZ MBBank (dành cho khách hàng doanh nghiệp). Trên nền tảng này không đơn thuần chỉ là dịch vụ ngân hàng mà chúng tôi cung cấp rất nhiều các dịch vụ khác cho khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Hiện có hơn 200 doanh nghiệp đang liên kết cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên hai nền tảng ứng dụng này của MB”. Hệ sinh thái tài chính dành cho doanh nghiệp của MB gồm ba cấu phần chính. Cấu phần thứ nhất là Dịch vụ Ngân hàng (Business Banking) như mở tài khoản online, onboarding, bảo lãnh online… Hai cấu phần còn lại là Quản trị Doanh nghiệp (Business Management) và Market Place – đây là điểm tạo nên sự khác biệt trong hệ sinh thái số dành cho doanh nghiệp của MB.

Với hơn 50% doanh nghiệp SME tại châu Á chưa được tiếp cận nguồn vốn chính thức, đồng nghĩa với khoảng 1,1 nghìn tỷ USD vốn vay ngân hàng cho SME chưa được triển khai. Đây là tiềm năng rất lớn đối với nền kinh tế số của nước ta. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại những thách thức cũ với doanh nghiệp SME, ví dụ, 45% SME gặp khó khăn với thời gian xử lý hồ sơ vay dài dù các ngân hàng đẩy mạnh đổi mới về sản phẩm và trải nghiệm khách hàng.

Một khi người lãnh đạo sẵn sàng chuyển đổi, học hỏi, ứng dụng công nghệ thì tổ chức đó sẽ có những thành công lớn để đạt được giải pháp linh hoạt và phát triển.

>>Chuyển đổi số trong quản lý công tác cho doanh nghiệp

Cửa nào cho doanh nghiệp SMEs?

Theo kết quả khảo sát mới nhất của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin (Vinasa) cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp đang triển khai các hoạt động chuyển đổi số chiếm khoảng 15%. Trong đó, 99% Doanh nghiệp SMEs gặp khó khăn về nguồn vốn nên thường coi chuyển đổi số là “sân chơi” dành riêng cho các Doanh nghiệp lớn.

Các chuyên gia chuyển đổi số cho rằng, trong giai đoạn mới, chuyển đổi số và linh hoạt, được xác định là hai từ khóa giúp doanh nghiệp nhanh chóng ứng biến trong từng hoàn cảnh cụ thể. Nhưng chi phí đầu tư, ứng dụng công nghệ còn cao cũng như khó khăn trong thay đổi thói quen là hai rào cản hàng đầu trong chuyển đổi số.

Theo ông Đinh Trần Việt, Quyền Giám đốc VTV Digital đánh giá, trong nền kinh tế hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đang đối mặt với không ít khó khăn về nguồn vốn, đơn hàng và cần phải có giải pháp để giải quyết vấn đề đó. Đồng thời, Sức mạnh của doanh nghiệp đến từ tầm nhìn của người lãnh đạo, nhất là trong thời điểm kinh tế toàn cầu đang có nhiều biến động, đưa ra những thách thức lớn đến nền kinh tế Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Trọng Tĩnh - Giám đốc Kênh bán hàng và Phân phối Ngân hàng doanh nghiệp, Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (MSB) cho rằng, sức khỏe tài chính của doanh nghiệp SME đã bị bào mòn rất nhiều trong hai năm dịch bệnh vừa qua. Cộng thêm yếu tố biến động tỷ giá, lạm phát hiện nay, các doanh nghiệp gặp khó khi chi phí đầu vào bị gia tăng, ảnh hưởng xấu đến dòng tiền của doanh nghiệp. Ở chiều ngược lại, người tiêu dùng dưới áp lực lạm phát cũng cân nhắc hơn khi lựa chọn tiêu dùng, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến đầu ra của các doanh nghiệp.

"Đối với doanh nghiệp SME, việc duy trì nguồn vốn, đặc biệt nguồn vốn vay tại các tổ chức tín dụng cũng sẽ có khó khăn nhất định", ông Tĩnh nhận định. Theo ông Tĩnh, các doanh nghiệp SME cần chủ động xây dựng một hạn mức với các tổ chức tín dụng, đặc biệt hạn mức dự phòng giúp doanh nghiệp tận dụng các cơ hội trong diễn biến thị trường nhiều biến động.             

Có thể bạn quan tâm

  • Hơn 70% doanh nghiệp chưa biết chuyển đổi số phải “bắt đầu từ đâu”

    00:30, 17/12/2022

  • Chuyển đổi số 4.0 hay 0.4: Vấn đề nằm ở con người?

    04:00, 13/12/2022

  • Chuyển đổi số trong quản lý công tác cho doanh nghiệp

    01:00, 12/12/2022

  • Hà Nội hướng tới mục tiêu dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số

    22:10, 10/12/2022

  • Ứng dụng chuyển đổi số trong công tác phòng, chống hàng giả

    14:00, 09/12/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hợp tác số doanh nghiệp SMEs
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO