HSG có còn là "gã khổng lồ"?

Nguyễn Việt 02/05/2019 11:30

Quý II/2019, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HSG) lãi 53 tỷ đồng, giảm 39% so với cùng kỳ năm 2018.

Để có được nền tảng “thể lực” tốt, HSG đang tập trung giảm chi phí lãi vay, hàng tồn kho, chi phí bán hàng, tinh gọn bộ máy, thu gọn các hoạt động đầu tư ngoài ngành nhằm tập trung sản xuất kinh doanh cốt lõi.

Để có được nền tảng “thể lực” tốt, HSG đang tập trung giảm chi phí lãi vay, hàng tồn kho, chi phí bán hàng, tinh gọn bộ máy, thu gọn các hoạt động đầu tư ngoài ngành nhằm tập trung sản xuất kinh doanh cốt lõi.

Theo BCTC quý II niên độ tài chính 2018 – 2019 vừa được HSG công bố, doanh thu thuần trong kỳ đạt 6.911,3 tỷ đồng giảm 10% so với cùng kỳ tuy nhiên giá vốn hàng bán chỉ giảm 7% nên lãi gộp đạt 782,4 tỷ đồng giảm 25% so với quý II NĐTC 2017 – 2018. Trong kỳ doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 33% xuống còn hơn 9 tỷ đồng trong khi chi phí của hoạt động tài chính chỉ giảm 19%, mặc dù chi phí QLDN giảm mạnh một nửa so với cùng kỳ nhưng HSG chỉ lãi thuần hơn 30 tỷ đồng tương ứng giảm 74% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý trong kỳ HSG có hơn 24 tỷ đồng lãi từ hoạt động khác nên LNST đạt 53,2 tỷ đồng giảm 39% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thua lỗ vì gánh năng chi phí

Luỹ kế 6 tháng niên độ 2018 – 201,l9, HSG đạt 14.456,7 tỷ đồng tăng gần 2 lần so với cùng kỳ, lợi nhuận gộp đạt 1.390 tỷ đồng tăng 34% so với cùng kỳ niên độ trước. Tuy nhiên, gánh nặng chi phí khiến HSG lỗ thuần 86 tỷ đồng, phải nhờ 242 tỷ đồng lãi từ hoạt động khác mới giúp HSG lãi ròng gần 114 tỷ đồng trong nửa đầu niên độ 2018 – 2019.

Có thể bạn quan tâm

  • Thanh lý đất có đưa Tôn Hoa Sen qua “cơn bạo bệnh”?

    Thanh lý đất có đưa Tôn Hoa Sen qua “cơn bạo bệnh”?

    05:00, 04/03/2019

  • Tái cấu trúc có giúp Tôn Hoa Sen lấy lại

    Tái cấu trúc có giúp Tôn Hoa Sen lấy lại "phong độ"?

    21:02, 14/02/2019

  • Áp lực đè nặng Tôn Hoa Sen

    Áp lực đè nặng Tôn Hoa Sen

    13:46, 11/08/2018

Ngành thép năm 2019 được dự báo sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều bất lợi và viễn cảnh khó lường, thị trường có thể diễn ra sự sàng lọc lớn. Đối với niên độ 2018 – 2019, HSG cho biết sẽ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trên cơ sở thận trọng. Tập đoàn vẫn đề ra mục tiêu tăng sản lượng tiêu thụ lên con số 2 triệu tấn/năm để củng cố vị thế dẫn đầu trên thị trường. Cùng với đó, HSG đặt chỉ tiêu doanh thu thuần 31.500 tỷ đồng và lãi sau thuế là 500 tỷ đồng trong niên độ 2018 – 2019.

Trước đó, HSG liên tục rót hàng nghìn tỷ đầu tư các nhà máy sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt từ cuộc chiến thương mại thế giới. Cụ thể, ngày 19/4 vừa qua, nhà máy Hoa Sen Nhơn Hội Bình Đình giai đoạn II đã chính thức được Tập đoàn Hoa Sen khánh thành, đưa vào vận hành. Với tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, đây là nhà máy do Tập đoàn Hoa Sen nắm giữ 100% vốn sở hữu, xây dựng trên diện tích hơn 21 ha. Và có nhiều câu hỏi đặt ra cho HSG là họ có thể làm nên cuộc chơi lớn với những người khổng lồ hay không?

Theo lãnh đạo HSG, Nhà máy giai đoạn II được đưa vào vận hành cũng sẽ hoàn thiện chuỗi sản xuất khi giai đoạn I nhà máy Hoa Sen Nhơn Hội đã được hoàn thành hồi tháng 10/2017. Với các hạng mục như 1 dây chuyền mạ kẽm/hợp kim nhôm kẽm; 1 dây chuyền mạ màu; 1 dây chuyền xả băng, tổng công suất giai đoạn I đạt 180.000 tấn/năm. Như vậy sau khi khánh thành và đưa vào hoạt động giai đoạn II, tổng công suất nhà máy đạt 430.000 tấn/năm, cung ứng các dòng sản phẩm tôn thép chất lượng được sản xuất trên dây chuyền, trang thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu.

Nền tảng "Gã khổng lồ"

Dù được biết đến là “gã khổng lồ” trong ngành tôn thép Việt, nhưng với cuộc chơi trên thị trường thế giới, không ít thách thức đặt ra với doanh nghiệp này. Trên thực tế, khi cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đặc biệt là cuộc chiến tranh thương mại nổ ra, HSG đứng trước những bài toán giành và giữ thị phần. Cũng bởi, các nước liên tục đặt ra những rào cản thương mại, áp dụng các biện pháp phòng vệ, khiến cho ngành thép Việt Nam, trong đó có HSG liên tục bị vướng vào các vụ kiện phòng vệ.

Tuy nhiên, với sự chủ động ứng phó, thực hiện các giải pháp bảo vệ thị trường xuất khẩu, tuân thủ trả lời các bản câu hỏi và điều tra của nước áp thuế, HSG đã tránh được những vụ kiện từ các thị trường quan trọng như Australia, Indonesia, Malaysia... Nhờ vậy, HSG vẫn giữ được mức tăng trưởng không ngừng cả về sản lượng lẫn doanh thu xuất khẩu. Trong đó, năm 2018 nếu như xuất khẩu tôn mạ của Việt Nam đạt 1,75 triệu tấn theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam, thì riêng HSG đã xuất được 639.000 tấn, chiếm 37% tổng sản lượng.

Khi chọn chiến lược hướng ra xuất khẩu, cuộc chơi của doanh nghiệp trong ngành tôn thép như HSG sẽ là cuộc chiến giữa những người khổng lồ. Bởi vậy, nếu không thể có nền tảng về năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm thì rất khó để nâng cao sức cạnh tranh. Vì thế, suốt hơn 3 năm qua, HSG đã tập trung cho chiến lược này khi liên tục đầu tư xây dựng các nhà máy mới và mở rộng hệ thống bán lẻ. Đến nay, HSG đã đầu tư 10 nhà máy trên cả nước, với tổng công suất tăng lên gấp đôi, từ 1,2 triệu tấn/năm vào năm 2015 lên 2,5 triệu tấn khi hoàn tất đầu tư. Đáng chú ý là có nhiều nhà máy có công suất lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
HSG có còn là "gã khổng lồ"?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO