HSG thận trọng vì lo trật tự thương mại biến động

Diendandoanhnghiep.vn Năm 2020, CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG) đặt mục tiêu cho doanh thu 28.000 tỷ đồng, giảm nhẹ so cùng kỳ trong khi đó lợi nhuận sau thuế là 400 tỷ đồng, tăng 11%.

Đây là kế hoạch kinh doanh của HSG vừa công bố và sẽ được báo cáo tại Đại hội đồng cổ đông thường niên vào ngày 13/1 tới. 

HSG đặt kế hoạch thận trọng do dự báo về sự bất ổn của tình hình thị trường trong năm 2020.

HSG đặt kế hoạch thận trọng do dự báo về sự bất ổn của tình hình thị trường trong năm 2020.

Đặt mục tiêu doanh thu đi ngang

Đối với hoạt động kinh doanh, HSG đặt mục tiêu cải thiện được lợi nhuận, ổn định tình hình kinh doanh; bằng mọi cách phải tồn tại trước sự sàng lọc của thị trường. Quy hoạch và sắp xếp lại chiến lược kinh doanh theo hướng tập trung vào các dòng sản phẩm có tiềm năng tạo ra biên lợi nhuận tốt vào ổn định như: Tôn cán, Thép dày mạ, Nhựa… Nghiên cứu, sáng tạo và triển khai các giải pháp tăng trưởng sản lượng, tăng năng lực cạnh tranh đối với các sản phẩm mới như ống kẽm nhúng nóng…

Trên cơ sở những nhận định trên, HĐQT Hoa Sen Group đặt kế hoạch doanh thu thuần 28.000 tỷ đồng trong niên độ tài chính 2019 - 2020, giảm nhẹ 35 tỷ đồng so với niên độ trước. Lợi nhuận gộp được kỳ vọng sẽ đạt 3.400 tỷ đồng, tăng 6,6%, tương đương biên lợi nhuận gộp tăng từ 11,4% của niên độ trước lên 12,1% trong niên độ này.

Mục tiêu lợi nhuận sau thuế niên độ 2019 - 2020 của Hoa Sen Group ở mức 400 tỷ đồng, tăng gần 11% so với niên độ trước. Nguồn: HSG

Mục tiêu lợi nhuận sau thuế niên độ 2019 - 2020 của Hoa Sen Group ở mức 400 tỷ đồng, tăng gần 11% so với niên độ trước. Nguồn: HSG

Mục tiêu lợi nhuận sau thuế niên độ 2019 - 2020 của Hoa Sen Group ở mức 400 tỷ đồng, tăng gần 11% so với niên độ trước. Niên độ mới, HĐQT Hoa Sen Group cho biết sẽ tiếp tục kiện toàn, sắp xếp và tinh gọn bộ máy hoạt động tập đoàn từ công ty mẹ đến các công ty con, nhà máy, các chi nhánh tỉnh và cửa hàng.

Bên cạnh đó, "vua tôn" cũng sẽ siết chặt định mức và kéo giảm lượng hàng hóa tồn kho tại các đơn vị kinh doanh, góp phần giảm dư nợ và các chi phí phát sinh liên quan đến hàng tồn kho. Song song, thực hiện các giải pháp tiết giảm các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh, nhẳm đảm bảo lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh của tập đoàn.

Đối với hoạt động đầu tư dự án, phía Hoa Sen Group cho biết sẽ tiếp tục triển khai các công tác xúc tiến đầu tư, hoàn thiện thủ tục pháp lý, tổ chức thi công xây dựng đối với các dự án đang trong giai đoạn triển khai như: Dự án KCN Du Long, Dự án KCN Cà Ná, Dự án Cảng Tổng hợp Cà Ná…đảm bảo sớm đưa các công trình vào khai thác.

Vẫn cần thận trọng

Là doanh nghiệp chuyên sản xuất tôn mạ lớn trong nước, nguyên liệu đầu vào của Tập đoàn Hoa Sen (HSG) chủ yếu là thép cuộn cán nóng HRC – nguyên liệu được nhập khẩu phần lớn từ nước ngoài và rủi ro từ biến động giá cực lớn. Đây cũng là nguồn cơn cho sự thịnh vượng của HSG những năm 2015-2016, và cả cơn bĩ cực giai đoạn 2017-2018.

Trước các cơ hội từ hội nhập, đặc biệt là việc thực thi các Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), ngành thép là một trong những ngành được kỳ vọng có thêm điều kiện thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu ra các thị trường mới trong năm 2020. Có thể thấy, cơ hội sẽ mở ra hơn đối với HSG.

Tuy nhiên, chính ban lãnh đạo HSG cũng thẳng thắn đánh giá rằng thị trường ngành thép năm 2020 dự báo sẽ tiếp tục có những biến động khó lường. Có thể kể tới cuộc xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục leo thang và chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng. Do đó, trật tự thương mại trên thế giới vẫn sẽ tiếp tục bị đảo lộn, giá nguyên liệu và thị trường tiền tệ sẽ biến động mạnh, khó lường. Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu sẽ khó khăn hơn do các biện pháp phòng vệ thương mại, suy giảm nhu cầu tiêu thụ và gia tăng áp lực cạnh tranh từ nguồn cung nội địa tại các thị trường xuất khẩu. Ngoài ra, thị trường nội địa sẽ tiếp tục cạnh tranh khốc liệt và sàng lọc mạnh. Các doanh nghiệp thép sẽ gặp nhiều khó khăn và phải có những quyết sách, thay đổi phù hợp để ổn định được tình hình sản xuất kinh doanh.

Mặc dù ‘ngã đau’ sau sự cố giá HRC và thừa nhận tình hình thương mại toàn cầu, đặc biệt căng thẳng Mỹ - Trung khó đoán sẽ tác dụng khôn lường lên ngành thép, Chủ tịch Lê Phước Vũ vẫn tuyên bố tại ĐHĐCĐ thường niên năm ngoái: "Từ trước đến nay 50% lợi nhuận HSG đến từ đầu cơ nguyên liệu, và sẽ tiếp tục như vậy".

Dự báo sang năm 2020, Nhà máy Dung Quất của HPG đi vào hoạt động, dự kiến cung cấp hơn 2 triệu tấn HRC ra thị trường. Bên cạnh đó, công suất sản xuất HRC của Formosa khoảng trên 5,3 triệu tấn. Như vậy, tổng công suất sản xuất HRC trong nước là 7,3 triệu tấn/năm, đáp ứng 80% nhu cầu HRC trong nước. Do đó, giới quan sát dự báo giá HRC trong tương lai sẽ ổn định hơn và có xu hướng hạ khi không phải chịu thuế nhập khẩu.

Tuy nhiên, trong một ngành còn khá rủi ro, đặc biệt chu kỳ giá nguyên liệu biến động khôn lường trước căng thẳng thương mại toàn cầu, động thái tiếp tục chính sách đầu cơ của HSG theo như ý chí Chủ tịch là một điều cần lưu ý để quyết định đầu tư.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết HSG thận trọng vì lo trật tự thương mại biến động tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714320720 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714320720 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10