Huawei và những cơn gió nghịch trong cuộc đua 5G toàn cầu.

An Chi 22/07/2020 07:19

Tập đoàn công nghệ Huawei Technologies phải đối mặt với những cơn gió nghịch trong cuộc đua toàn cầu về thiết bị mạng 5G.

Với việc Singapore trở thành quốc gia mới nhất bắt tay hợp tác với các nhà sản xuất châu Âu để phát triển cơ sở hạ tầng internet tốc độ cao, Tập đoàn công nghệ Huawei Technologies phải đối mặt với những cơn gió nghịch trong cuộc đua toàn cầu về thiết bị mạng 5G.

Với mức giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh, Huawei đã mở rộng thị trường 5G của Đông Nam Á.

Huawei, với khả năng cạnh tranh về giá mà nhiều chuyên gia thường chỉ ra là rẻ hơn khoảng 30% so với Ericsson và Nokia, đã và đang tích cực mở rộng hoạt động tại khu vực Đông Nam Á

Cụ thể, vào tháng trước, hai nhà khai thác viễn thông lớn nhất của Singapore là Singtel và StarHub cho biết họ đã chọn hãng Nokia của Phần Lan là đối tác để phát triển mạng 5G với kỳ vọng mạng này sẽ bắt đầu đi vào hoạt động vào tháng 1 năm sau. Điều này có nghĩa rằng Huawei đã mất đi các vai trò quan trọng ở Singapore, mặc dù chính phủ quốc đảo này nhấn mạnh điều này không có nghĩa rằng Singapore từ chối hợp tác với các nhà sản xuất Trung Quốc.

Trước việc quốc gia giàu có và công nghệ tiên tiến nhất Đông Nam Á đã chọn các công ty châu Âu, không loại trừ khả năng trọng tâm tiếp theo trong làn sóng quay lưng với Huawei sẽ là các quốc gia khác trong khu vực.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng nổ như thời gian qua, các công ty cũng như cá nhân đang có xu hướng sử dụng internet nhiều hơn trong công việc, giáo dục trực tuyến hay thương mại điện tử… Để đáp ứng nhu cầu công nghệ ngày càng tăng đó, các nhà khai thác viễn thông của Đông Nam Á đang gấp rút chuẩn bị triển khai các dịch vụ 5G với cơ sở hạ tầng internet tốc độ cao phục vụ lĩnh vực công nghiệp và thương mại.

Trước đó, vào tháng 5, nhà điều hành di động lớn nhất Thái Lan Advanced Info Service đã cho biết rằng rằng công ty dành tới 1,2 tỷ USD để đầu tư mở rộng mạng 5G, với mục đích mạng này sẽ phủ sóng tới khoảng 13% tổng dân số Thái Lan vào cuối năm nay. Tại Việt Nam, ba nhà khai thác viễn thông hàng đầu là Viettel, MobiFone và Vinaphone đều đã hoàn thành thử nghiệm 5G tại các thành phố lớn vào tháng Tư vừa qua.

Huawei, với khả năng cạnh tranh về giá mà nhiều chuyên gia thường chỉ ra là rẻ hơn khoảng 30% so với Ericsson và Nokia, đã và đang tích cực mở rộng hoạt động tại khu vực Đông Nam Á. Hãng này đã hợp tác với nhà mạng Maxis của Malaysia để ra mắt 5G tại quốc gia này và tại Philippines, Huawei hợp tác với Globe Telecom để thí điểm các dịch vụ 5G. 

Mặc dù Singapore đã cho biết chính thức rằng quốc gia này đã hợp tác với Nokia, tuy nhiên, Huawei vẫn tìm kiếm cơ hội hợp tác khác ở quốc gia này. "Chúng tôi sẽ xây dựng văn phòng đại diện tại Singapore, hỗ trợ khách hàng của mình khi họ đầu tư vào mạng 5G, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giúp Singapore tiếp tục thăng hạng cạnh tranh trên toàn cầu – phát ngôn viên của hãng cho biết.

Bà Sofea Zukarnain tại công ty tư vấn Frost & Sullivan cho biết, quyết định của Singapore "có thể sẽ ít ảnh hưởng đến cuộc đua 5G toàn cầu của Huawei". Bà chỉ ra rằng Huawei, mặc dù không được chọn để phát triển cơ sở hạ tầng chính trong mạng 5G tại Singapore, nhưng hãng này vẫn hoàn toàn có thể tham gia vào hệ sinh thái rộng lớn hơn với những vai trò nhỏ hơn ở quốc đảo này.

Các cáp quang này là một phần của hệ thống ăng ten 5G do Ericsson sản xuất cho mạng không dây 5G của AT & T đã được sử dụng tại Mỹ

Các cáp quang này là một phần của hệ thống ăng ten 5G do Ericsson sản xuất cho mạng không dây 5G của AT&T và đã được sử dụng tại Mỹ

Có một vấn đề không thể không nhắc đến là những căng thẳng địa chính trị leo thang là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến tương lai của Tập đoàn Huawei. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tăng cường các nỗ lực nhằm làm tê liệt Huawei, và điều này có thể tác động đến các quốc gia hiện vẫn còn “mở cửa” cho hãng này. Chẳng hạn, Vương quốc Anh, vốn ban đầu vẫn để mở khả năng hợp tác với Huawei, nhưng hiện đang xem xét lại các kế hoạch phát triển 5G của mình khi căng thẳng ngoại giao gia tăng ở đặc khu Hongkong.

Ấn Độ cũng có kế hoạch loại trừ các nhà sản xuất Trung Quốc khỏi các thử nghiệm 5G sau cuộc đụng độ biên giới tháng trước với Trung Quốc. Quốc gia Nam Á này cũng cấm các ứng dụng của Trung Quốc như TikTok và WeChat.

Những điều này thêm vào danh sách ngày càng dài các quốc gia đã cấm hoàn toàn việc hợp tác với Huawei. Chẳng hạn như Australia, năm 2018 đã quyết định loại trừ Huawei và ZTE tham gia vào mạng 5G của quốc gia do những lo ngại liên quan đến bảo mật thông tin.

"Hầu hết các quốc gia chọn nhà cung cấp dựa trên các yêu cầu được đặt ra bởi các nhà quản lý hoặc chính phủ", chuyên gia Zukarnain tại Tổ chức nghiên cứu và phân tích thị trường Frost & Sullivan lưu ý. "Hầu hết các quốc gia sẽ không giới hạn danh sách các đối tác thể hợp tác. Tuy nhiên, với các yêu cầu bảo mật nghiêm ngặt, không phải nhà cung cấp nào cũng có thể đáp ứng. Và Huawei là một trong những nhà cung cấp nằm trong tình trạng đó".

Có thể bạn quan tâm

  • “Sự kiện Huawei” có gây ra cuộc chiến thương mại Anh-Trung?

    “Sự kiện Huawei” có gây ra cuộc chiến thương mại Anh-Trung?

    06:00, 19/07/2020

  • Huawei “khó thở”...

    Huawei “khó thở”...

    11:00, 14/07/2020

  • Dấu hiệu Huawei thấm đòn trừng phạt của Mỹ

    Dấu hiệu Huawei thấm đòn trừng phạt của Mỹ

    16:19, 13/07/2020

  • Nhìn lại cuộc khủng hoảng Huawei từ xuất phát điểm

    Nhìn lại cuộc khủng hoảng Huawei từ xuất phát điểm

    05:08, 12/07/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Huawei và những cơn gió nghịch trong cuộc đua 5G toàn cầu.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO