“Sự kiện Huawei” có gây ra cuộc chiến thương mại Anh-Trung?

Diendandoanhnghiep.vn Quyết định của Anh loại bỏ Huawei khỏi mạng viễn thông 5G nước này có nguy cơ làm tan vỡ mối quan hệ thương mại đang "chớm mặn nồng" giữa hai nước.

Có thể nói, động thái này đã phá vỡ “mối tình” trên 20 năm của Vương quốc Anh với công ty Trung Quốc này. Nó đã gây ra một phản ứng dữ dội từ Bắc Kinh, Trung Quốc cảnh báo quyết định này sẽ ngăn cản đầu tư trong tương lai của các công ty của họ và rằng họ sẽ làm mọi thứ cần thiết để bảo vệ lợi ích của mình.

Quyết định loại bỏ Huawei ra khỏi chương trình phải triển mạng 5G của Anh đang được coi là căn nguyên của sự căng thẳng giữa hai nước

Quyết định loại bỏ Huawei ra khỏi chương trình phát triển mạng 5G của Anh đang được coi là căn nguyên của sự căng thẳng giữa hai nước

"Cách các bạn đối xử với Huawei sẽ được các doanh nghiệp Trung Quốc khác theo dõi rất chặt chẽ", Liu Xiaoming, đại sứ Trung Quốc tại Anh, đe dọa trong một cuộc họp báo. "Sự tin tưởng lẫn nhau đã bị hủy hoại. Sẽ rất khó để các doanh nghiệp có niềm tin để đầu tư".

Trên thực tế, mối quan hệ Anh-Trung đã ấm dần nên trong những năm gần đây. Anh là nền kinh tế phương Tây lớn đầu tiên đề nghị trở thành thành viên sáng lập của Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Á châu (AIIB). Đây là một định chế tài chính quốc tế (IFI) mới do Trung Quốc dẫn đầu và là tổ chức được coi sẽ cạnh tranh với Ngân hàng Thế giới. Cựu Thủ tướng David Cameron đã rất tích cực lôi kéo “tình cảm” từ Trung Quốc.

Nhưng "tuần trăng mật" ngắn ngủi trong quan hệ Anh-Trung có thể đã kết thúc. Anh đã “tấn công” Trung Quốc, tổn thương và giận dữ đang là những cảm xúc chính của Bắc Kinh thời điểm này.

Tim Summers, một chuyên gia tư vấn cao cấp về chương trình châu Á Thái Bình Dương tại Chatham cho rằng, hành động “bỏ rơi” Huawei là "sự đảo ngược chính sách lâu dài” của các đời chính phủ Anh liên tiếp, khi cố gắng thu hút các công ty Trung Quốc đầu tư vào Vương quốc Anh. Đặc biệt vào thời điểm này, nó có thể sẽ khiến các công ty Trung Quốc khác “suy nghĩ lại” về việc đầu tư vào Anh thời gian tới.

Vương quốc Anh đang khó khăn như thế nào?

Vương quốc Anh đang phải đối mặt với sự sụt giải tồi tệ nhất của bất kỳ nền kinh tế lớn nào do COVID-19 gây ra. Cuộc khủng hoảng việc làm gia tăng và mối đe dọa của Brexit không thỏa thuận, hoặc ít nhất là hàng tỷ chi phí liên quan làm ăn với Liên minh châu Âu.

Thời điểm này, bất chấp sự can thiệp từ chính phủ Thủ tướng Johnson để bảo vệ việc làm và phục hồi nền kinh tế, gần một phần ba các doanh nghiệp Anh vẫn đang phải lên kế hoạch thu nhỏ quy mô lực lượng lao động của họ trong ba tháng tới.

Hiện tại, Anh đang rất cần những “bạn hàng” khi họ phải thay thế các thỏa thuận thương mại mà họ được hưởng với tư cách là thành viên EU và tìm thấy những cơ hội mới khi thực thi Brexit.

Quan hệ Anh-Trung đang đứng trược

Quan hệ Anh-Trung đang đứng trước "cơn giông bão" lớn

Theo số liệu thống kê từ Văn phòng Quốc gia, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Vương quốc Anh trong năm 2019 sau Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu, chiếm 4% tổng lượng hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu của Anh với giá trị kỷ lục là 30,7 tỷ bảng Anh (38,7 tỷ USD).

Năm ngoái, vàng, xăng dầu, xe cơ giới và thuốc chiếm đến hai phần ba xuất khẩu hàng hóa của Anh sang Trung Quốc với giá trị tổng cộng là 15,5 tỷ bảng Anh (19,5 tỷ USD). Jaguar Land Rover, nhà sản xuất xe hơi lớn nhất của nước này, có khoảng 1/5 doanh số bán hàng là tại Trung Quốc.

Bên cạnh đó, đầu tư vào Anh của các công ty Trung Quốc cũng quan trọng không kém. Giá trị của các khoản đầu tư và hợp đồng của Trung Quốc tại Anh đã vượt quá 81 tỷ đô la trong một thập kỷ qua. Một phân tích của Viện kinh tế đại học Cambridge cho thấy mối quan hệ Anh-Trung đã hỗ trợ hơn 100.000 việc làm, phần lớn là do hàng tỷ chi tiêu của khách du lịch và sinh viên Trung Quốc.

Ngoài ra, theo City of London Corporation, London cũng là nơi được hưởng lợi lớn từ các động thái của Bắc Kinh nhằm nới lỏng quyền kiểm soát tiền tệ. Thành phố này là trung tâm hàng đầu để giao dịch bằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, với khối lượng hàng ngày trung bình là 82 tỷ bảng Anh (103 tỷ USD) trong quý 3 năm 2019. Và có hơn 30 tổ chức của Trung Quốc tại khu tài chính của London.

Tuy nhiên, những liên kết hữu cơ này đang đứng trên bờ vực rạn vỡ. Trung Quốc có thể giữ các phê duyệt theo quy định đối với danh sách cổ phiếu mới hoặc đóng băng quyền truy cập thị trường cho các công ty của Anh và Bắc Kinh cũng có thể đình chỉ đầu tư vào năng lượng hạt nhân hoặc tạm dừng các cuộc đàm phán về thỏa thuận thương mại.

Liệu sẽ có một cuộc “trả đũa” từ Trung Quốc?

Nước Anh đã và đang ở trên “băng mỏng”. Thời điểm trước, chính phủ Anh đã chọc giận Bắc Kinh bằng cách lên án việc áp dụng luật an ninh quốc gia gây tranh cãi ở Hồng Kông và đưa hàng triệu công dân Hồng Kông lên đường đến Anh.

Đại sứ Liu, đã cảnh báo rằng Anh sẽ phải "gánh chịu hậu quả" nếu nước này coi Trung Quốc là một "quốc gia thù địch". Tờ Thời báo Hoàn cầu, tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đe dọa trong một bài xã luận rằng, Bắc Kinh sẽ tìm kiếm sự trả thù "công khai và đau đớn" đối với Vương quốc Anh.

Liu Xiaoming, đại sứ Trung Quốc tại Anh

Liu Xiaoming, đại sứ Trung Quốc tại Anh

Nhưng liệu sẽ có một cuộc trả đũa “công khai và đau đớn” từ Bắc Kinh với Anh?

Mới đây, khi chính phủ Úc lên tiếng ủng hộ các cuộc điều tra về nguồn gốc của COVID-19 của Trung Quốc, Bắc Kinh đã không ngần ngại áp thuế nhập khẩu lúa mạch và thịt bò từ Úc.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, với Anh, Trung Quốc không thể làm như với Úc vì đây vẫn là thị trường có giá trị đối với hàng hóa Trung Quốc và mọi phản ứng sẽ được các nước như Đức và Hà Lan theo dõi chặt chẽ, điều này thậm chí còn quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp Trung Quốc.

Veerle Nouwens, một nhà nghiên cứu tại Viện Royal United Services Anh, một nhà tư tưởng quốc phòng và an ninh của Anh cho biết, việc đưa ra một "lập trường trả đũa khắc nghiệt" có thể đóng cửa cho các khoản đầu tư của Trung Quốc ở những nơi khác tại châu Âu trong tương lai.

"Bất kể sự mạnh mẽ của Trung Quốc, chúng ta không thể quên rằng Trung Quốc vẫn đang phải vật lộn để phục hồi kinh tế từ đại dịch. Do đó, có thể cảm thấy rằng cái giá phải trả cho động thái “trả đũa” đối với Vương quốc Anh có thể vượt xa lợi ích của việc này", Nouwens chia sẻ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Sự kiện Huawei” có gây ra cuộc chiến thương mại Anh-Trung? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713888554 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713888554 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10