Hun đúc ý chí doanh nhân

Diendandoanhnghiep.vn Kỷ niệm 77 năm ngày Bác Hồ gửi thư cho giới công thương và 18 năm ngày Doanh nhân Việt Nam là dịp để khơi dậy niềm tự hào dân tộc, khát khao cống hiến của các thế hệ doanh nhân Việt Nam.

>>> Xây dựng doanh nghiệp vững mạnh, quốc gia hùng cường, thịnh vượng

Chia sẻ với DĐDN, ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch VCCI cho biết, thông qua xây dựng đạo đức doanh nhân, văn hóa kinh doanh VCCI muốn xây dựng niềm tin và truyền cảm hứng trong cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân.

- Kỷ niệm 77 năm ngày Bác Hồ gửi thư cho giới công thương Việt Nam và 18 năm ngày Doanh nhân Việt Nam cũng là dịp để chúng ta nhìn nhận, đánh giá về sự trưởng thành, lớn mạnh của cộng đồng doanh nhân, thưa ông?

Phần lớn các doanh nhân Việt Nam hiện nay là “sản phẩm” của thời kỳ Đổi mới. Trong chặng đường vừa qua, doanh nhân, doanh nghiệp đã đóng góp ngày càng nhiều cho phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, đưa Việt Nam từ vị trí hầu như không được biết đến trên bản đồ kinh tế thế giới lọt vào Top40 quốc gia lớn nhất về GDP và trở thành một trong 20 nước đứng đầu thế giới về thương mại.

Cùng với các thành tựu đó là sự trưởng thành lớn mạnh, có tâm, có tầm của các doanh nhân Việt Nam. Hiện nay, đã có nhiều doanh nhân Việt Nam đưa thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ ra thị trường thế giới. Nhiều doanh nhân làm chủ, lãnh đạo các tập đoàn lớn, dẫn đầu các ngành kinh tế trụ cột của quốc gia, đủ sức cạnh tranh sòng phẳng với các tập đoàn kinh tế nước ngoài.

Đặc biệt, các doanh nghiệp Việt Nam đã thể hiện được bản lĩnh kiên cường, linh hoạt, sáng tạo, ý chí vươn lên trong 2 năm dịch Covid-19 vừa qua. Thể hiện nõ nét qua con số xuất khẩu tăng trưởng vượt bậc thời gian gần đây và GDP quý III/2022 tăng trưởng vô cùng ấn tượng.

Nhiều doanh nhân, doanh nghiệp đã nêu tấm gương sáng về tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, trách nhiệm xã hội, khi vừa lo duy trì sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm, đời sống cho người lao động, vừa lăn xả hỗ trợ công tác phòng chống đại dịch Covid-19 của cả nước, trong đó có doanh nhân đã cùng doanh nghiệp của mình ủng hộ trị giá tới trên 1.200 tỷ đồng chống đại dịch.

- Để hỗ trợ, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam phát triển, VCCI có chương trình hành động như thế nào trong thời gian tới, thưa ông?

Khát vọng vươn lên của toàn dân tộc đã được cụ thể trong Nghị quyết Đại hội Đảng khoá XIII. Theo đó, đến năm 2025, Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

 Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công trao đổi với các doanh nhân tại Hội thảo khoa học “Đạo đức doanh nhân và văn hóa kinh doanh Việt Nam trong bối cảnh mới”

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công trao đổi với các doanh nhân tại Hội thảo khoa học “Đạo đức doanh nhân và văn hóa kinh doanh Việt Nam trong bối cảnh mới”

Với tầm nhìn và yêu cầu, đòi hỏi phát triển đất nước như vậy, VCCI xác định phải phát triển đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam tương xứng. Để Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển, văn minh thì chính đội ngũ doanh nhân là lực lượng tiên phong là tấm gương cho xã hội về sự văn minh. Chính vì vậy, Đại hội lần thứ VII nhiệm kỳ 2021-2026 của VCCI đã xác định nhiệm vụ chiến lược đồng thời cấp bách hiện nay là xây dựng đạo đức doanh nhân và văn hoá kinh doanh. VCCI đã xây dựng và công bố Bộ Quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam gồm gồm 6 quy tắc: Tạo ra giá trị kinh tế cho xã hội; Tuân thủ pháp luật; Minh bạch, công bằng, liêm chính; Sáng tạo, hợp tác, cùng phát triển; Tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường; Yêu nước, có trách nhiệm với xã hội và gia đình.

Đặc biệt, VCCI sẽ tham gia tích cực vào các hoạt động xây dựng pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Từ thực tiễn kinh doanh của doanh nghiệp, VCCI sẽ tổng hợp báo cáo Chính phủ, kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.

- Bộ Quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam cần lượng hoá các tiêu chí thực hiện như thế nào, thưa ông?

Đây là một trong những lý do kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 năm nay, VCCI phối hợp cùng Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “Đạo đức doanh nhân và văn hóa kinh doanh Việt Nam trong bối cảnh mới” có sự tham gia của 150 đại biểu đại diện đầy đủ các thành phần.

>>“Bí quyết” xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn Hòa Bình

>>Bản sắc văn hoá tạo ra thương hiệu

>>Văn hoá là “điểm tựa” của doanh nghiệp trong đại dịch

>>Thời gian "thử thách" với "độ bền" văn hoá

Trên cơ sở đó, VCCI sẽ cụ thể hoá 6 quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam, lượng hoá thành các tiêu chí để doanh nghiệp có thể áp dụng, thực hành. Các tiêu chí sẽ được cập nhật chỉnh sửa, bổ sung thường xuyên, phù hợp với tình hình thực tế.

Để truyền cảm hứng và nhân rộng các gương “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu”, VCCI sẽ cho xuất bản bộ sách những câu chuyện hay về các doanh nhân tiêu biểu, qua đó vừa khuyến khích các doanh nhân khác và thế hệ trẻ noi theo, vừa góp phần từng bước xây dựng đạo đức, văn hoá kinh doanh Việt Nam qua những tấm gương thực tế.

Việc VCCI xây dựng Quy tắc đạo đức doanh nhân chính là để hướng tới những giá trị kết tinh, tạo ra sự phát triển bền vững cho cộng đồng doanh nghiệp, tương xứng với các khát vọng phát triển đất nước mà Nghị quyết Đại hội Đảng khoá XIII đề ra.

- Trân trọng cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hun đúc ý chí doanh nhân tại chuyên mục VCCI của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714897522 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714897522 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10