Hưng Yên: Nhiều giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

LAN VŨ 19/11/2021 01:01

UBND tỉnh Hưng Yên yêu cầu các cơ quan, đơn vị tiếp tục chỉ đạo quán triệt và thực hiện nghiêm các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

>>>Đẩy mạnh tốc độ giải ngân đầu tư công: Điểm nghẽn “bộ máy thực thi”

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Trần Quốc Văn, để phấn đấu hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2021, ngay thừ đầu năm tỉnh Hưng Yên đã triển khai nhiều giải pháp, khơi thông các nguồn vốn, nhất là không để nợ đọng vốn xây dựng cơ bản. Bên cạnh đó tỉnh đã thành lập tổ chuyên môn, thường xuyên kiểm điểm, đôn đốc các chủ đầu tư, cơ qian đơn vị tháo gỡ khó khăn vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn. yêu cầu các ngành, địa phương và chủ đầu tư đảm bảo mức vốn giải ngân năm 2021 đạt từ 95-100% kế hoạch; trong đó, đến hết quý III đạt tối thiểu 60%.

Nếu không đạt tiến độ sẽ điều chuyển cho dự án có tiến độ giải ngân tốt, còn thiếu vốn. Đồng thời, các ngành, địa phương phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; rà soát việc phân bổ vốn cho các dự án phù hợp với tiến độ thực hiện và khả năng giải ngân; bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, manh mún, kéo dài.

Tuy nhiên đến nay, tỉnh Hưng Yên mới chỉ giải ngân được hơn 3.300 tỷ đồng vốn đầu tư công, tương ứng 63% kế hoạch năm. Con số này thấp so với tỷ lệ hơn 71% của cùng kỳ năm trước. Do đó, tỉnh Hưng Yên đang đốc thúc các đơn vị tập trung đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn này.

Dù đã khơi thông nguồn vốn xây dựng cơ bản nhưng tại Hưng Yên vẫn còn một số công trình, dự án chậm tiến độ. Một số chủ đầu tư, UBND cấp huyện được giao kế hoạch vốn ngân sách cấp trên hỗ trợ lớn nhưng tỷ lệ giải ngân đạt thấp. Cụ thể, như: Ban Quản lý dự án đầu tư công trình Giao thông - Xây dựng đạt 47,4% kế hoạch, Ban Quản lý Khu Đại học Phố Hiến đạt 29,2% kế hoạch, UBND huyện Văn Lâm đạt 54,4% kế hoạch, UBND huyện Yên Mỹ đạt 39,3% kế hoạch, UBND huyện Kim Động đạt 13% kế hoạch, UBND huyện Văn Giang và Sở GD&ĐT tỉnh đạt 0% kế hoạch.

Khu công nghiệp Thăng Long II, Hưng Yên (anh

Khu công nghiệp Thăng Long II, Hưng Yên (ảnh Cao Bằng)

Các địa phương, đơn vị đạt dưới 50% kế hoạch như các huyện Ân Thi, Khoái Châu, thị xã Mỹ Hào, Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tỉnh, Ban quản lý Dự án Đầu tư công trình giao thông xây dựng, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng Công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...

Một số dự án đã được giao vốn ngân sách Trung ương nhưng chưa giải ngân như: dự án cải tạo, nâng cấp đường ĐH.17 kéo dài đến ĐT.379; dự án nâng cấp, đường dọc sông, kè chống sạt lở và nạo vét sông Cầu Treo, huyện Yên Mỹ; dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu nuôi trồng thủy sản huyện Ân Thi...

Được biết, hiện tỉnh Hưng Yên còn số vốn hơn 480 tỷ đồng dự kiến phân bổ cho 18 chương trình, dự án đã hoàn thành thủ tục đầu tư, tuy nhiên vẫn chưa phân bổ chi tiết cho các dự án do phải chờ Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025. Do vậy, chưa thể tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu thi công và giải ngân vốn.

>>Hưng Yên – Gỡ vướng cho doanh nghiệp thông qua đối thoại
>>Hưng Yên: Đồng hành giải quyết khó khăn của các doanh nghiệp

Ông Đặng Ngọc Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên cho biết, nguyên nhân là do thời gian qua, một số dự án có kế hoạch vốn lớn nằm trong địa bàn phong tỏa, giãn cách xã hội do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên đã phải tạm dừng hoặc chậm thi công, việc vận chuyển vật tư, vật liệu phục vụ công trình gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, tại các khu dân cư, giá cả đền bù có sự điều chỉnh, làm ảnh hưởng đến tiến độ giải phóng mặt bằng và giải ngân vốn.

Ngoài ra, một số công trình kè, cống phải tạm dừng thi công do vào mùa mưa lũ. Hơn nữa, giá vật tư xây dựng tăng đột biến, nhất là sắt, thép đã ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình và giải ngân vốn đầu tư công của một số đơn vị.

Trước thực trạng trên, tỉnh Hưng Yên chỉ đạo các ngành chức năng và đơn vị thi công tập trung hoàn thiện hạng mục công trình; đẩy nhanh nghiệm thu, thanh toán và giải ngân vốn; khẩn trương lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành trình thẩm tra, phê duyệt theo quy định.

Cùng đó, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng; rút gắn thời gian thực hiện thủ tục liên quan đến việc triển khai đầu tư dự án, sớm bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công. Với thành phố Hưng Yên (chủ đầu tư dự án ODA) khẩn trương hoàn thiện thủ tục nghiệm thu, thanh toán để giải ngân hết kế hoạch vốn ODA năm 2021 đảm bảo thời hạn theo quy định.

Đối với các dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020 sang giai đoạn 2021-2025 dự kiến hoàn thành sau năm 2021 sẽ điều chỉnh thời gian thi công, phù hợp với tiến độ thực tế. Trước mắt, tỉnh đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện, tập trung hoàn thiện thủ tục pháp lý, nghiệm thu khối lượng hoàn thành để đủ điều kiện thanh toán, đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn.

Hưng Yên cũng yêu cầu các chủ đầu tư dự án đã được giao vốn ngân sách Trung ương từ đầu năm 2021 tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thiện ngay hồ sơ thanh toán với Kho bạc Nhà nước khi có khối lượng nghiệm thu hoàn thành. Tỉnh giao lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, xử lý vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện, làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm cá nhân cố tình cản trở, gây khó khăn, làm chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

Có thể bạn quan tâm

  • Đầu tư công phải đi trước

    Đầu tư công phải đi trước

    21:24, 16/11/2021

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công

    20:15, 15/11/2021

  • Tách GPMB thành dự án riêng: Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

    Tách GPMB thành dự án riêng: Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

    15:00, 15/11/2021

  • Đẩy mạnh tốc độ giải ngân đầu tư công: Điểm nghẽn “bộ máy thực thi”

    Đẩy mạnh tốc độ giải ngân đầu tư công: Điểm nghẽn “bộ máy thực thi”

    11:00, 14/11/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hưng Yên: Nhiều giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO