Hướng đi mới khắc phục du lịch mùa vụ tại Chùa Hương

Diendandoanhnghiep.vn Cần có sự kết hợp, cộng tác giữa các công ty lữ hành với Ban quản lý di tích Chùa Hương và sự tham gia của hướng dẫn viên tại điểm trong các chương trình tour du lịch cuối năm.

>>Chú trọng phát triển du lịch làng chài

Khách quay trở lại từ 70-80% mỗi năm

Sở Du lịch Hà Nội nhận định, năm nay, lựa chọn chủ yếu của du khách là các điểm du lịch văn hoá, di tích - lịch sử, tâm linh. Trong đó khách thường tập trung đông nhất tại Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Chùa Hương, Hoàng thành Thăng Long là những điểm đến nổi bật. Thống kê chưa đầy đủ, trong dịp Tết, Hà Nội phục vụ trên 332.000 lượt khách, tổng thu từ khách du lịch ước đạt 1.000 tỷ đồng, công suất phòng trung bình đạt 40,3%.

Hàng vạn du khách tập trung tại Chùa Hương ngày Khai hội

Hàng vạn du khách tập trung tại Chùa Hương ngày Khai hội

Ông Nguyễn Bá Hiển, Trưởng Ban Quản lý Khu Di tích quốc gia đặc biệt Quần thể Hương Sơn – Khu di tích danh thắng Hương Sơn (Chùa Hương) cho biết, từ mùng 1 Tết đến nay, Khu di tích đã đón khoảng 150.000 lượt khách, trong đó, ngày cao điểm nhất là mùng 5 Tết, đón khoảng 50.000 lượt khách. Ban Quản lý dự đoán lượng khách đến danh thắng Hương Sơn sẽ tiếp tục cao hơn vào ngày mùng 7 và mùng 8 Tết, vì đây là 2 ngày nghỉ cuối tuần.

Ông Hiển chia sẻ: "Điểm mới của mùa lễ hội năm 2023 là vé hóa đơn điện tử. Mười lối kiểm soát vé được lắp đặt mới. Hệ thống kiểm soát vé qua mã QR trong ngày đầu hoạt động trơn tru, không có hiện tượng vé giả. Năm nay, Ban tổ chức cũng thí điểm mô hình chạy xe điện tại các điểm bến xe để du khách về chùa Hương thuận tiện tham quan, thưởng ngoạn vẻ đẹp của xã Hương Sơn”.

Kh

Dự đoán lượng khách đến danh thắng Hương Sơn sẽ tiếp tục cao hơn vào ngày mùng 7 và mùng 8 Tết

Cũng có nhiều du khách cho rằng đây là những trải nghiệm thú vị trong đêm của mình khi đến với Chùa Hương. Tuy nhiên, hiện tượng hàng vạn du khách tập trung rất đông đúc, chen lấn đã kéo theo rất nhiều hệ lụy trong đó ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, cảnh quan, an ninh trật tự và ảnh hưởng đến công tác bảo tồn di tích. Nhiều gia đình, nhóm du khách còn mặc áo mưa đội sương ngồi thuyền trong đêm từ 20h hôm trước hội đến 2-3h sáng hôm khai hội vì sợ chính hội sẽ đông, và họ chấp nhận đội mưa rét dưới tiết trời 14 độ C, trong đó có các em nhỏ…

Để khắc phục tính mùa vụ cho Di tích Chùa Hương, PGS. TS. Lê Văn Tấn – Khoa Du lịch, Trường Đại học Công Đoàn nhận định: “Hầu hết khách thập phương đều biết đến một lễ hội kéo dài nhất ở Việt Nam hiện nay là chùa Hương, được mở hội vào 6/1 âm lịch hàng năm và kéo dài trong suốt ba tháng đầu năm. Nơi đây gắn liền với huyền tích Nàng Chúa Ba Tu tại động Hương Tích trong quần thể của Danh thắng Hương Tích. Khách thập phương về trảy hội hàng năm với số lượng lớn và tỉ lệ lặp lại là 70 đến 80 %. Đây là một yếu tố mà khá ít điểm đến tâm linh trên địa bàn cả nước có thể có được so với Chùa Hương”.

Chùa Hương

Chùa Hương đạt tỉ lệ khách quay trở lại lên tới 70 đến 80%

Đánh giá về việc du khách tập trung đông hàng năm và du khách quay trở lại tương đối cao tại Chùa Hương, PGS. TS. Lê Văn Tấn đánh giá, dịch vụ chèo đò bằng tay từ Bến Đục vào trong được giao cho thôn Yến Vỹ phụ trách, còn cáp treo do Công ty Cổ phần Vận tải và Du Lịch Việt Nam vận hành và khai thác giá vé người lớn bao gồm vé thắng cảnh là 80.000 đồng/khách, giá đò là 50.000 đồng/khách, và cáp treo là 180.000 đồng/khách (khứ hồi). Như vậy nếu một số khách di chuyển bằng phương tiện xe bus từ Hà Nội vào thì tổng chi phí cho một chuyến đi (không bao gồm ăn và lưu trú) chỉ với chưa đến 500.000 đồng/khách.

>>Cơ hội mới trong hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN

Theo PGS. TS. Lê Văn Tấn: “Với chi phí như vậy Chùa Hương vẫn được coi là một điểm đến du lịch tâm linh với chi phí khá thấp so với mặt bằng chung của các điểm tâm linh khác trên địa bàn cả nước. Yếu tố linh thiêng của điểm đến này cũng khiến cho nó có được một lượng du khách hằng năm nhất định đến từ Hà Nội và một số tỉnh lân cận như Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Hưng Yên, Hà Nam… Hiện dịch vụ du lịch tâm linh Chùa Hương đã bắt đầu tìm cách cung ứng những gói trải nghiệm văn hóa tín ngưỡng tâm linh hàm chứa yếu tố khác biệt nhằm hướng đến việc thay đổi thói quen đi lễ đi du lịch chùa Hương của du khách”.

Tăng cường sản phẩm du lịch mới

Để khắc phục tính mùa vụ, PGS. TS. Lê Văn Tấn đưa ra các giải pháp cụ thể. Trong đó, cần tích hợp đi lễ tạ cuối năm dành cho nhóm du khách VIP (bao gồm thêm Đền Đức Thánh Cả trên địa bàn xã Vạn Thái, huyện ứng Hòa, thành phố Hà Nội). Các hoạt động dịch vụ là sự phối hợp hỗ trợ và cộng tác khá chặt chẽ của nhân viên trong Ban quản lý Di tích thắng cảnh chùa Hương hoặc có sự tham gia của hướng dẫn viên phối hợp với một số công ty lữ hành có dịch vụ du lịch gắn liền với điểm đến chùa Hương.

Cần tăng cường các sản phẩm du lịch để khắc phục tính mùa vụ

Cần tăng cường các sản phẩm du lịch để khắc phục tính mùa vụ

Bên cạnh đó, cần tích hợp trải nghiệm sinh thái trong quần thể Di tích thắng cảnh Hương Tích vào dịp cuối năm (thông thường vào tháng 10, 11 và nửa đầu tháng 12 âm lịch), đây là thời điểm Chùa Hương vãn khách, không gian sinh thái trong và phụ cận của quần thể này được trở về với trạng thái tĩnh nhất có thể. Lúc này cùng với sự trong xanh của dòng suối Yến, các vườn ao hoa súng phía chùa Long Vân, rừng cây u tịch của các điểm đến nhỏ lẻ khác trong quần thể cũng sẽ mang đến cho du khách một trải nghiệm hoàn toàn khác so với dịp lễ chính.

Mặt khác tích hợp du lịch trải nghiệm sinh thái với ẩm thực tiêu biểu của chùa Hương nói riêng và ẩm thực của Mỹ Đức nói chung. Chùa Hương có ba món nổi tiếng là rau sắng xào thịt bò, mơ chùa Hương và củ mài. Chỉ với chỉ dẫn của người bản địa du khách mới được thưởng thức đúng vị rau sắng thật tự nhiên trong rừng. Tức là cần có sự đặt trước với nhân viên trong ban quản lý trước một khoảng thời gian nhất định để có thể tìm những người đi rừng giúp du khách được thưởng thức món rau sắng do chính người dân trồng. Hay là món canh củ mài nấu với sườn heo. Đây là một món ăn rất nổi tiếng của chùa Hương nhưng hầu hết du khách bỏ qua vì thời gian di chuyển quá gấp gáp trong những ngày lễ hội chính. Trong trường hợp này việc mua sản phẩm là bánh của mài Minh Béo giống như là một phần an ủi điểm đến cho du khách và nghĩ rằng đó là tất cả hương vị củ mài Chùa Hương.

Rau sắng trở thành hương vị ẩm thực hấp dẫn mọi du khách khi đến với Chùa Hương

Rau sắng trở thành hương vị ẩm thực hấp dẫn mọi du khách khi đến với Chùa Hương

Tương tự, rừng mơ, hoa mơ, rượu mơ của Chùa Hương cũng là đặc sản ẩm thực và thương hiệu riêng và rất khó trộn lẫn của nơi này. Nếu như du khách đến chùa Hương mà không có sự lựa chọn kỹ càng nhất là nếu không sành việc mua sẽ mua phải mơ từ Hòa Bình sang. Mơ rừng có nhiều cách để sử dụng và chắc chắn sẽ là một trong những món ẩm thực khiến du khách không thất vọng. Nếu chỉ lướt qua, du khách chắc chắn không thực sự cảm nhận hết hồn cốt của nơi này.

“Hãy thử một lần tìm cách chối bỏ cáp treo trên đường di chuyển từ chùa Thiên Trù vào động Hương Tích để đi bộ dọc con đường này, du khách có thể đặt của bà cụ bán nước bên đường một mâm cơm với các món ẩm thực như trên, để khi quay trở ra chỉ cần một giờ đồng hồ chúng ta cũng có thể thưởng thức món cơm thanh bạch cùng bà cụ giữa một không gian núi rừng cổ tích. Chắc chắn không gian này, cách thưởng thức ẩm thực này sẽ mang đến cho quý khách những trải nghiệm tuyệt vời và khó quên” – PGS. TS. Lê Văn Tấn chia sẻ.

Bên cạnh đó cần tích hợp thắng cảnh chùa Hương, thắng cảnh Quan Sơn và ẩm thực mang thương hiệu của huyện Mỹ Đức. Quan Sơn là một quần thể hồ tự nhiên kết hợp nhân tạo, nằm ở gần trung tâm huyện, cách Thị trấn Đại Nghĩa khoảng 5km theo hướng di chuyển vào Chợ Bến. Quan Sơn có diện tích khoảng 850ha với quần thể hơn 100 ngọn núi đá vui xếp thành các dãy, lớp và hình thù khá đẹp. Đây là một chuyến du lịch kết hợp tâm linh với du lịch sinh thái và ẩm thực rất ý nghĩa. Tại đây du khách cũng có thể thuê các dịch vụ chèo đò tham quan mặt nước và quần thể núi, hang động của Quan Sơn kết hợp dùng ẩm thực độc đáo của nơi đây như gỏi cá, ốc nhồi,…

Chùa Hương theo cách đó không chỉ khắc phục được tính mùa vụ của du lịch tâm linh không chỉ ba tháng đầu năm mà còn có cơ hội đưa vào phát triển thêm một số điểm đến mới, tạo ra được mạng lưới hình thành các tour, tuyến nội vùng khác. Và bằng cách này huyện Mỹ Đức có cơ hội giữ chân du khách lưu trú qua đêm (điều mà hầu hết khách du lịch Chùa Hương ít hoặc rất ít và hầu như không nghĩ đến trước đó).

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hướng đi mới khắc phục du lịch mùa vụ tại Chùa Hương tại chuyên mục Du lịch của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714006060 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714006060 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10