Hút vốn cho doanh nghiệp từ chứng quyền

Phương Hà 17/06/2019 11:00

Ngày 28/6 tới, UBCK sẽ cho ra mắt chứng quyền có đảm bảo (CW), được kỳ vọng sẽ tạo thành kênh hút vốn mới cho doanh nghiệp, đặc biệt giúp giải quyết bài toán hết room cho NĐT ngoại. 

Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã cấp mã cho 26 cổ phiếu đủ điều kiện làm chứng khoán cơ sở cho CW.

 Chứng quyền có bảo đảm được giao dịch trên thị trường chứng khoán cơ sở, có cơ chế giao dịch và thanh toán tương tự như các sản phẩm chứng khoán cơ sở khác

Chứng quyền có bảo đảm được giao dịch trên thị trường chứng khoán cơ sở, có cơ chế giao dịch và thanh toán tương tự như các sản phẩm chứng khoán cơ sở khác

Thước đo hoạt động của doanh nghiệp

Tiêu chí để trở thành chứng khoán cơ sở cho CW là cổ phiếu thuộc nhóm VN30, có giá trị vốn hoá trong 5 tháng gần nhất đạt 5.000 tỷ đồng, khối lượng giao dịch bình quân trên 50 tỷ đồng/ngày, hoặc khối lượng giao dịch tối thiểu bằng 25% lượng cổ phiếu tự do lưu hành (free float) bình quân trong 6 tháng gần nhất. Bên cạnh đó, cổ phiếu phải có tỷ lệ free float tối thiểu 20%, thuộc doanh nghiệp không có lỗ luỹ kế và kỳ hiện tại có lãi.
Tính đến thời điểm hiện tại đã có một số công ty chứng khoán sẽ tham gia phát hành CW đợt đầu tiên, bao gồm CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI), CTCP Chứng khoán TP.HCM) HSC, CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC), CTCP Chứng khoán VNDIRECT (VND), CTCP Chứng khoán MBBank (MBS), CTCP Chứng khoán BIDV (BSC), CTCP Chứng khoán VPBank (VPBS).

Có thể bạn quan tâm

  • Đầu tư chứng quyền có tiềm ẩn rủi ro cao?

    Đầu tư chứng quyền có tiềm ẩn rủi ro cao?

    04:01, 14/06/2019

  • Chứng quyền có đảm bảo… “cháy hàng”, do đâu?

    Chứng quyền có đảm bảo… “cháy hàng”, do đâu?

    09:30, 13/06/2019

  • Chứng quyền có bảo đảm sẽ hấp dẫn nhà đầu tư?

    Chứng quyền có bảo đảm sẽ hấp dẫn nhà đầu tư?

    11:01, 07/06/2019

  • Chứng quyền, lường trước chuyện đầu cơ

    Chứng quyền, lường trước chuyện đầu cơ

    09:00, 30/05/2019

  • Những mã chứng khoán nào đủ điều kiện lọt rổ chứng quyền có đảm bảo?

    Những mã chứng khoán nào đủ điều kiện lọt rổ chứng quyền có đảm bảo?

    16:11, 07/05/2019

  • Đón chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant - CW), dòng tiền rục rịch nhập cuộc

    Đón chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant - CW), dòng tiền rục rịch nhập cuộc

    11:01, 07/05/2019

  • Cơ hội đầu tư mới từ chứng quyền có bảo đảm

    Cơ hội đầu tư mới từ chứng quyền có bảo đảm

    05:01, 28/04/2019

Ông Nguyễn Ðức Thông, Giám đốc Dự án phái sinh- CTCP Chứng khoán SSI, cho biết SSI dự kiến sẽ chính thức phát hành CW cho 4 mã chứng khoán cơ sở gồm: MBB, MWG, HPG và FPT, khối lượng dự kiến từ 1-3 triệu đơn vị. HSC dự định phát hành CW dựa trên hai mã MBB và MWG; VND dự kiến phát hành CW trên 2 mã MWG và FPT còn MBS dự kiến phát hành CW trên 4 mã FPT, MBB, PNJ, HPG.

Ông Lý Hải Sinh, Giám đốc phân tích VPBS chia sẻ, việc triển khai CW ở nhiều quốc gia cho thấy, CW gắn với giá chứng khoán cơ sở và chính là thước đo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, điều đầu tiên mà nhà đầu tư phải nắm được là các doanh nghiệp có lịch sử tăng trưởng tốt và xem xét doanh nghiệp liệu có triển vọng tăng trưởng hay không. “Để sở hữu CW, nhà đầu tư cũng cần tham khảo báo cáo tài chính của doanh nghiệp, báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán về chứng khoán cơ sở để chọn được sản phẩm CW có khả năng sinh lời đầu tư và gắn bó đồng hành cùng doanh nghiệp”, ông Sinh nhấn mạnh.

Kết nối nhà đầu tư với doanh nghiệp

Ông Trần Văn Dũng- Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, việc triển khai sản phẩm CW sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư, doanh nghiệp nói riêng và thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam nói chung. Đối với TTCK, sản phẩm CW sẽ góp phần hoàn thiện cấu trúc của thị trường vốn chỉ đang giao dịch với các sản phẩm cơ bản là cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ.

Đặc biệt, sản phẩm CW được giao dịch trên thị trường sẽ xóa bỏ các định kiến về TTCK Việt Nam vốn được đánh giá là thị trường giao dịch một chiều. Ngoài ra, hiện nay không nhiều doanh nghiệp có room đủ lớn để khối ngoại gia tăng sở hữu cổ phiếu, hoặc nếu nới room thì tỷ lệ nắm giữ cũng chủ yếu thuộc về nhà đầu tư chiến lược.

Trong khi đó, CW không giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và tài sản cơ sở của CW là các cổ phiếu đơn lẻ nên CW sẽ góp phần giải quyết bài toán hết room đối với nhà đầu tư ngoại.

Theo ông Lý Hải Sinh, tại thị trường chứng khoán Hồng Kông và Đài Loan, việc triển khai và giao dịch CW chưa ghi nhận tác động tiêu cực nào lên thị trường cổ phiếu. Ngược lại, sản phẩm này có tác động thúc đẩy giao dịch trên thị trường cổ phiếu. Vì vậy, phát triển thị trường CW sẽ góp phần thúc đẩy thanh khoản, đồng thời từng bước giúp doanh nghiêp có thể huy động vốn dài hạn, thay cho nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

“CW sẽ giúp thị trường giao ngay cổ phiếu ổn định giao dịch, hạn chế các hiện tượng bán tháo hàng loạt và tăng thêm sự lựa chọn cho giới đầu tư trong việc thực hiện các chiến lược phòng ngừa rủi ro”, ông Sinh nhấn mạnh và cho biết thêm, CW sẽ góp phần cải thiện được các tiêu chí đánh giá quan trọng của MSCI như mức độ mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài, cải thiện hạ tầng thị trường…, qua đó hỗ trợ tích cực cho TTCK Việt Nam sớm được nâng lên thị trường mới nổi.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hút vốn cho doanh nghiệp từ chứng quyền
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO