Huyền thoại kỹ nghệ gia Trương Văn Bền: (Kỳ 1) Vươn lên từ vùng đất sình

Diendandoanhnghiep.vn Cuộc đời Trương Văn Bền không chỉ biết làm giàu, thu vén cho riêng mình mà ông còn biết hướng tới cộng đồng.

>> CEO 4.0 - Bệ phóng cho thế hệ doanh nhân mới

Hai cuốn Chúc ngôn và hồi ký được ông Trương Văn Bền để lại

Hai cuốn Chúc ngôn và hồi ký được ông Trương Văn Bền để lại

Việt Nam những năm 1940 - 1945 đã xảy ra thảm hoạ khiến hơn 2 triệu người dân miền Trung và các tỉnh miền Bắc chết vì đói. Trong khi đó, các hộ nông dân ở miền Nam ngày một giàu lên. Có những gia đình phất lên nhanh chóng, tiền tiêu không hết;  điển hình phải kể đến gia đình ông Trương Văn Bền. Ông được mệnh danh là chỉ huy trưởng của nghề kỹ nghệ đầu tiên của Việt Nam. Sau khi chết, ông đã để lại một cuốn “hồi ký” và cuốn “Chúc thư” kể về con đường làm giàu của chính mình khiến ai đọc được cũng phải nể phục về tài kinh doanh của ông.

Hai cuốn Chúc ngôn và hồi ký được ông Trương Văn Bền để lại

Hai cuốn Chúc ngôn và hồi ký được ông Trương Văn Bền để lại

Đi buôn từ lúc lên 7

Trung tâm thương mại tọa lạc tại số 40, đường Kim Biên, quận 5, TPHCM trải qua bao thời gian nhưng vẫn sừng sững với dáng dấp cổ kính, tĩnh lặng, thâm u, càng làm cho những giai thoại về chủ nhân của nó thêm nhiều huyền hoặc. Dù hiện nay khu mua sắm đã đổi qua nhiều đời chủ nhưng nó vẫn chất chứa rất nhiều điều bí ẩn, gợi sự  tò mò cho nhiều người bởi nó gắn liền với nhiều giai thoại của một đại phú hộ lừng lẫy có gia sản giàu có bậc nhất của Sài Thành những năm đầu thế kỷ thứ 20. Ai có cơ hội đọc hồi ký của ông sẽ thấy tầm trí tuệ của một con người có năng khiếu kinh doanh thiên bẩm.

Để làm được điều đó, trong cuốn hồi ký ông Trương Văn Bền, kỹ nghệ gia lừng lẫy một thời viết, lúc lên 7 tuổi tôi được ông nội là Trương Quốc Thái cho theo học ý chí độc lập, quật cường từ nghề đi buôn từ lúc mới lên 7-8 tuổi. Hàng hoá đi buôn ngày ấy là vải vóc, chập phô, hàng tàu…từ Chợ Lớn đưa về Rạch Gía bán kiếm lời. Do ông Trương Quốc Thái có thời từng làm quan huyện ở Rạch Giá nên việc buôn bán ngày càng thịnh vượng, dễ dàng.

Cậu bé Trương Văn Bền bén duyên với nghề buôn từ thuở đó. Ông viết, tôi theo nội đi ghe xuồng, ăn ngủ ở dưới sông đi chừng 10 ngày thì tới Rạch Gía. Khi đưa hàng bán xong, trên đường về thì ghé Long Xuyên mua đồ khô là những mặt hàng thổ sản như bắp, gạo, khô cá dược, tôm khô…đưa về Sài Gòn-Gia Định bán kiếm lời. Đi ghe một ngày ăn hai bữa ngắm cảnh trời nước bao la, đồng ruộng bát ngát. Tuy nhiên làm nghề buôn cũng lắm khi hoảng hồn. Có lần, ghe chở khẳm hàng lại gặp mưa bão, gió thổi vù vù, sóng đánh tới tấp, ghe thuyền chòng chành, nước ào vô muốn chìm.

Để cứu đứa cháu nội, ông Trương Quốc Thái đã vội vàng hô hào các bạn thuyền đổ hết lu nước ngọt mang theo tính bỏ cậu bé Trương Văn Bền vào đó để đề phòng ghe (thuyền) chìm, lu nổi may ra trôi dạt vô bờ có người cứu vớt. Riêng người lớn thì phó thác cho số trời định đoạt. May thay đến lúc tưởng chừng không có lối thoát bởi sóng gió thì cũng là lúc trời im biển lặng, ghe tát hết nước lại vững vàng, khỏi sợ chìm.

Thời ấy, việc mua bán giao thương toàn bằng tiền kẽm (xu). Cứ 60 đồng là 1 tiền. 10 tiền là 1 quan. 10 quan là một đồng. Mỗi tháng đoàn thuyền của ông Trương Quốc Thái đi buôn được 2-3 chuyến hàng đưa từ Sài Gòn-Gia Định về Rạch Gía và theo chiều ngược lại. Mỗi lần đi buôn về là tiền được chất thành từng đống ở trong buồng.

Trong những ngày trung tuần tháng 10, chúng tôi đã được diện kiến tiểu thư Trương Ngọc Lang-người con gái duy nhất trong số 5 anh chị em còn sống của gia đình tỷ phú Trương Văn Bền, bà cho biết, gia đình họ Trương gốc tích không phải ở Triều Châu như một số thông tin trước đây đăng tải. Gia đình họ Trương thật ra nguồn gốc xuất phát từ Phước Châu, Phúc Kiến. Tổ tiên của Trương Văn Bền là Trương Thuận Trị, một sĩ quan tùy tùng của tướng nhà Minh là Dương Ngạn Địch không chịu làm tôi nhà Thanh đã dẫn đoàn quân gồm 3 ngàn binh sĩ cùng gia đình của họ từ Quảng Đông đi trên 50 chiếc tàu buồm cỡ lớn sang Việt Nam lánh nạn.

Năm 1767 nhờ biển lặng, sóng êm nên không bao lâu đoàn thuyền đã thấy một dải đất trắng lớn ở phía trước mặt. Dương Ngạn Địch đã ra hiệu cho đoàn thuyền tấp vô. Được phép của chúa Nguyễn Phúc Tần cho phép đoàn thuyền đi vào vùng đất mới Gia Định (TPHCM ngày nay) tìm chổ trú ẩn và lập nghiệp. Người của Trần Thượng Xuyên thì đến Cù lao Phố (Biên Hòa) định cư trong khi đó Dương Ngạn Địch đến vùng Mỹ Tho lánh nạn. Trương Thuận Chi ở Mỹ Tho một thời gian sau đó di cư đến vùng Chợ Lớn.

Ngày ấy vùng Gia Định-Chợ lớn còn rất sình lầy, hoang phế, dừa nước và cây chàm và cỏ cây mọc đầy. Những người Việt Nam cùng với người Phúc Kiến, Tiều Châu đi mở đất phải đi khai hoang, vỡ đất rất cực nhọc. Đền đáp công sức cho những người đi khai hoang là đất phì nhiêu, màu mỡ, tươi tốt nên cuộc sống của người dân ngày một thịnh đạt.

Đại gia đình nhà kỹ nghệ gia Trương Văn Bền

Đại gia đình nhà kỹ nghệ gia Trương Văn Bền

Sinh ra trong gia đình nho giáo

Một người cháu của Trương Thuận Trị là Trương Quốc Thái (sinh vào khoảng đầu thập niên 1800) được nhà Nguyễn bổ chức Huyện Thừa ở Rạch Giá. Năm 1884, dưới triều vua Hàm Nghi, cậu bé Trương Văn Bền khóc tiếng khóc chào đời trong một gia đình 8 trai và 1 gái ở đường Cao Miên (chợ Kiêm Biên) ngày nay. Sau ngày Pháp chiếm 6 tỉnh Nam kỳ, Trương Quốc Thái (ông nội Trương Văn Bền) được vua Tự Đức phong cho làm Phủ doãn phủ Bình Thuận. Về sau khi Trương Quốc Thái mất, con là Trương Quang Thanh trở về miền Nam, buôn bán tại Chợ Lớn.

Do gia đình khá giả và học thức, Trương Văn Bền được hưởng nền giáo dục Hán học pha trộn với giáo dục Pháp phổ biến thời bấy giờ. Sinh ra tronh gia đình Nho giáo, Trương Văn Bền được hưởng một nền giáo dục Hán học pha trộn với giáo dục Pháp. Năm 1896, gia đình ông sắm cặp da, viết chì, viết mực, sách in, vở viết…cho ông theo học trường Pháp École Municipale de Cholon. Vốn bản tính thông minh lại ham học hỏi, năm 14 tuổi, Trương Văn Bền thi đậu và nhận được học bổng trường Trung học Collège de Mỹ Tho nên gia đình không phải tốn tiền. Tiếp đó hai năm,  ông lên học tại trường Chasseloup-Laubat Sài Gòn tới năm 18 tuổi.

Hai vợ chồng<p/>ông Trương Văn Bền

Hai vợ chồng ông Trương Văn Bền

Năm 1889, chính quyền thuộc địa Pháp lần đầu tiên tổ chức kỳ thi cao đẳng tiểu học, Trương Văn Bền ghi tên, thi đậu và được bổ nhiệm làm ký lục. Nếu không làm, gia đình sẽ phải hoàn lại tiền học phí. Trong kỳ thi đó có 10 người thi đậu được bổ nhiệm làm thư ký Thượng Thơ. 20 người còn lại (trong đó có Trương Văn Bền) được bổ nhiệm làm thầy giáo, những người thi đỗ tiếp theo thì được bổ nhiệm làm thư ký bưu điện.

Theo Trương Văn Bền, đời làm thầy giáo với vài cuốn sách thì nhàn nhã, êm đềm không phù hợp với ý chí thích tính toán và hiếu động của ông. Trong cuốn hồi ký ông viết “Dù đi dạy học đối diện với 4 bức tường, đối diện với lũ học trò nghịch ngợm, tối đến lại phải sửa bài cho lũ học trò và soạn giáo án không lúc nào được rảnh tay nhưng đồng lương lại quá ít ỏi thì cuộc đời quá ngán ngẫm”.

Năm 1899, sau một năm làm nghề dạy học, Chính phủ thuộc địa Pháp cũng mở kỳ thi Brevet élémentaire, Trương Văn Bền đệ đơn xin thi và đỗ hạng nhì. Do biết thêm chữ nho nên Trương Văn Bền được bổ nhiệm ngay vào chức thơ ký Thượng Thơ. Do bỏ nghề nhà giáo nên gia đình phải hoàn lại tiền học phí với tổng số tiền lên tới 300 đồng. Đổi lại, ông được làm chức ký lục Thượng Thơ với một con đường tương lai đầy hứa hẹn nên gia đình gật đầu đồng ý. Nếu làm việc tốt, với chức ấy có thể thăng chức lên tới huyện Phủ, đốc Phủ, Phủ sứ…nên mọi người trong dòng họ đều phải bái phục, kính nể.

Tuy nhiên cái chức tước bổng lộc hiện có, ông lại từ chối và cho rằng, làm việc như thế là làm tay sai cho Pháp, phục vụ cho chính quyền Pháp nên ông từ chối rồi trở thành một một kỹ nghệ gia và sau này trở thành một người có gia sản giàu bậc nhất sứ Đông Dương. Tuy là người giàu có bậc nhất Việt Nam trong những năm đầu thế ký thứ 20 nhưng trong cuốn “Chúc Ngôn” được ký thác tại Phòng Trưởng Khế Sài Gòn được lập vào những năm 1950 ông vẫn không quên dành một phần gia sản của mình để chia cho người nghèo.

Cuộc đời ông có nhiều giai thoại bởi ông có công rất lớn trong việc xây dựng lên và quy tụ ra khu người Hoa, quận 5 ngày nay. Cuộc đời ông không chỉ biết làm giàu, thu vén cho riêng mình mà ông còn biết hướng tới cộng đồng. Theo cuốn chúc ngôn ông để lại “gia sản của Trương Văn Bền được chia ra 200%, trong đó 175% chia cho 5 người con, 25% lợi nhuận của Công ty Trương Văn Bền và các con được chia cho dân nghèo. Những việc Trương Văn Bền làm được, là những việc nằm ngoài sức tưởng tượng của nhiều nhà tư sản Việt và cả những người Pháp ở Đông Dương thời kỳ ấy. Theo ông Hứa Hoành hay ông  Vương Hồng Sển thì Trương Văn Bền không chỉ làm giàu cho mình mà ông còn góp sức không nhỏ cho việc mở mang kinh tế miền Nam.

Còn nữa...

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Huyền thoại kỹ nghệ gia Trương Văn Bền: (Kỳ 1) Vươn lên từ vùng đất sình tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714298782 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714298782 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10