Huyện Yên Châu (Sơn La): Động lực từ những công trình hạ tầng

Hoài Anh 09/01/2020 11:10

Thực hiện đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm, huyện Yên Châu, đã đạt được những kết quả quan trọng trong xây dựng các công trình hạ tầng, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.

br class=

Công trình trường tiểu học thị trấn do huyện làm chủ đầu tư đang được xây dựng.

Ông Lò Văn Cường - Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình xây dựng huyện Yên Châu, cho biết: Được sự quan tâm hỗ trợ từ các nguồn vốn của nhà nước như: nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương, vốn chương trình 135, vốn kiên cố hóa trường lớp học, vốn sự nghiệp…các công trình hạ tầng trên địa bàn đã và đang được đầu tư đưa vào sử dụng, phát huy tốt hiệu quả. Trong đó, rõ nhất là cở sở hạ tầng giáo dục của huyện những năm qua không ngừng được đầu tư nâng cấp khang trang. Từ chỗ, các điểm trường chủ yếu là tranh tre, nứa lá, đến nay, phần lớn các phòng học đã được đầu tư xây dựng kiên cố. Áp lực về các phòng học tạm cơ bản được giải quết dứt điểm, tình trạng các em học hai ca không còn. thiết bị dạy học cũng được trang bị đạt chuẩn, chất lượng giáo dục vì thế được nâng lên.

Nhưng theo lãnh đạo huyện, để mỗi công trình sau khi được đầu tư đưa vào sử dụng phát huy được hiệu quả là sự nỗ lực rất lớn. Bởi trong điều kiện nguồn lực hạn chế, Trung bình mỗi năm tổng các nguồn vốn huyện Yên Châu được phân bổ mới đáp ứng được một nhỏ, trong khi danh mục đề xuất cần đầu tư lên đến hàng trăm danh mục. Các dự án lại chủ yếu tập trung ở những vùng đặc biệt khó khăn, điều kiện sinh hoạt, đi lại vô cùng khó khăn, nên việc lựa chọn công trình nào để đầu tư cho hiệu quả cũng phải cân nhắc kỹ càng.

Tiêu chí, ưu tiên những công trình cấp bách, nhưng không vì thế mà cứ công trình nào đề xuất cũng được chấp thuận. Do phải cân đối với nguồn vốn xem có đáp ứng được không mới cho vào danh mục xem xét đề xuất đầu tư. Tránh tình trạng công trình khởi công nhưng nguồn vốn không đáp ứng đủ, dẫn đến thời gian thi công kéo dài, gây ra tình trạng thất thoát, lãng phí, làm phát sinh nợ xây dựng cơ bản. Chưa kể, đặc thù miền núi thời tiết rất khắc nghiệt, nếu công trình không hoàn thiện đúng kế hoạch, vào mùa mưa lũ, công trình có thể bị cuốn trôi theo dòng nước.

Bởi vậy, việc quản lý tiến độ, chất lượng công trình là nhiệm vụ được ban quản lý dự án đặt lên hàng đầu. Từ khi lập dự án tư vấn thiết kế phải tuân thủ theo đúng trình tự. Đến việc lựa chọn đơn vị thi công cũng là khâu quan trọng, không ngoại lệ với bất kỳ nhà thầu nào, nếu không đáp ứng được các yêu cầu của chủ đầu tư. Đặc biệt, huyện làm tốt công tác công khai minh bạch trong đấu thầu để chọn được đơn vị thi công có năng lực, uy tín. Tránh tình trạng khi làm hồ sơ dự thầu thì nói hay, nhưng khi trúng thầu thì thi công ì ạch, không đảm bảo tiến độ, chất lượng theo cam kết. Khi dự án khởi công, cán bộ của Ban Dự án còn phải bám sát công trình để đôn đốc, chấn chỉnh những sai sót, cũng như nếu có những vướng mắc thì cùng với đơn vị thi công tháo gỡ, để công trình đạt được các yêu cầu theo quy định.

Cách làm đó mà dù các công trình của huyện đa phần thi công ở những địa bàn vùng sâu vùng xa, cách xa trung tâm, đi lại vô cùng khó khăn. Nhưng khi dự án bàn giao đều đảm bảo được các yêu cầu về tiến độ, chất lượng công trình, không xảy ra các sự cố về chất lượng khi đưa vào vận hành khai thác. Đây được coi là thành công với một huyện miền núi còn những khó khăn, nhưng đã biết sử dụng đồng vốn đầu tư đúng mục đích, đem lại hiệu quả, tạo động lực cho kinh tế từng bước phát triển.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Huyện Yên Châu (Sơn La): Động lực từ những công trình hạ tầng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO