IFC, nhánh đầu tư của Ngân hàng Thế giới (WB), đang xem xét khoản đầu tư mới vào hệ thống cửa hàng tiện lợi GS25 tại Việt Nam, nhằm thúc đẩy mở rộng chuỗi này đến năm 2025.
>>>Cơ hội nào cho GS25?
Tham vọng của GS25 Việt Nam
Theo IFC cho biết, họ đã được mời đầu tư lên tới 460 tỷ đồng (khoảng 20 triệu USD), tương đương vốn chủ sở hữu mới để hỗ trợ chuỗi GS25 Việt Nam trong giai đoạn 2022 - 2025.
Trên thực tế, GS25 là chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất Hàn Quốc, chiếm hơn 30% thị trường bán lẻ tại quốc gia này. Các cửa hàng điển hình của chuỗi có diện tích khoảng 150 mét vuông bao gồm cả chỗ ngồi ăn tối. Họ cũng bán cả thực phẩm tươi sống, cửa hàng tạp hóa tươi sống, các sản phẩm ăn liền, chế biến sẵn và các sản phẩm do Hàn Quốc sản xuất.
Việt Nam là thị trường nước ngoài đầu tiên của GS25, hiện tại họ đã có mặt tại Mông Cổ và mới đây nhất là Malaysia, tuy nhiên Việt Nam vẫn là thị trường nước ngoài lớn nhất của chuỗi.
Chuỗi bán lẻ của Hàn Quốc đến Việt Nam vào đầu năm 2018 với cửa hàng đầu tiên được khai trương tại Quận 1, TP HCM. Ban đầu, chuỗi bán lẻ này đã đặt ra một tham vọng lớn khi đề ra mục tiêu sẽ mở rộng ra thị trường Hà Nội sau hai năm và dự định sẽ mở mới 2.500 cửa hàng trong vòng 10 năm.
Để hiện thực hóa tham vọng chinh phục thị trường bán lẻ Việt Nam, GS25 đã kết hợp cùng với chi nhánh bán lẻ của tập đoàn Sơn Kim, thành lập một công ty liên doanh và nắm 30% cổ phần. Chuỗi bán lẻ Hàn Quốc cung cấp cho liên doanh các quyền sử dụng nhãn hiệu và các kinh nghiệm quản lý và vận hành chuỗi cửa hàng tiện lợi. Đổi lại, liên doanh GS25 Việt Nam sẽ trả tiền bản quyền và lợi tức bán lẻ tương ứng với số cổ phần 30%.
Chuỗi bán lẻ đang có những bước phát triển khá thần tốc trong năm nay khi đánh dấu cột mốc quan trọng 200 cửa hàng vào đầu tháng 11. GS25 Việt Nam đang tìm cách đa dạng hóa danh mục đầu tư và tối ưu hóa hệ sinh thái bán lẻ và những chiến lược quan trọng khác để doanh nghiệp bắt kịp các giao dịch mới và tăng mức độ hiển thị thương hiệu.
>>>Lotte và thử nghiệm mới tại Việt Nam
Sức hút của thị trường bán lẻ Việt Nam
Theo một báo cáo của Technavio, công ty tư vấn và nghiên cứu công nghệ toàn cầu, chuyên nghiên cứu và phân tích tập trung vào các xu hướng thị trường cho biết, thị trường bán lẻ tại Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng kép (CAGR) với tốc độ lên tới 10,13% trong giai đoạn 2022-2026, lên con số 82,70 tỷ USD.
Báo cáo cũng cho biết, thị trường bán lẻ Việt Nam được thúc đẩy bởi nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm thực phẩm tiện lợi và tỷ lệ chi tiêu của người tiêu dùng ngày càng tăng. Ngoài ra, nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm thực phẩm tiện lợi cũng được dự đoán sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường.
Mặc dù tốc độ mở rộng trong lĩnh vực bán lẻ của Việt Nam đã chậm lại trong bối cảnh đại dịch COVID-19, tuy nhiên hoạt động này đã tăng trở lại để tận dụng nhu cầu tiêu dùng nhanh ở một quốc gia có tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người gần 4.000 USD.
Trong bối cảnh đó, các chuỗi bán lẻ của Hàn Quốc đã nhìn thấy tiềm năng lớn của Việt Nam với nhân khẩu tương đối trẻ và mức sống đang dần nâng cao, là một giải pháp thay thế đầy hứa hẹn cho thị trường nội địa đang bão hòa của họ.
Đặc biệt, các chuỗi của Hàn Quốc đã được hưởng lợi không nhỏ từ sự phổ biến rộng rãi của văn hóa Hàn Quốc, bao gồm cả K-pop và K-drama, trong giới trẻ. Ngoài ra, Việt Nam cũng là trung tâm sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất của Samsung Electronics và là nơi tập trung nhiều nhà cung cấp linh kiện. Ước tính có khoảng 200.000 người Hàn Quốc đang sinh sống và làm việc tại đây.
Nhìn chung, thị trường bán lẻ Việt đang đầy tiềm năng, nhưng để biến tiềm năng thành cơ hội là điều không dễ, đã có không ít những tên tuổi lớn của thế giới “không kèn không trống” rút lui. Theo các chuyên gia phân tích, để kinh doanh tốt trong lĩnh vực này này đòi hỏi phải có kinh nghiệm cũng như trường vốn, đặc biệt là tầm nhìn dài hạn.
GS25 đang dẫn đầu chuỗi cửa hàng tiện lợi Hàn Quốc, thêm vào đó họ cũng được bổ sung bằng sự hỗ trợ của nhánh bán lẻ tập đoàn Sơn Kim trong kiến thức chuyên môn và tối ưu hóa giá trị, đặc biệt là sự am hiểu sâu sắc về thị trường và định vị chiến lược, giúp họ rút ngắn thời gian và thu hẹp quy mô về giá khi tiếp cận nguồn lực .
Giờ đây, với nguồn lực mới từ IFC, rất có thể tham vọng lớn của GS25 Việt Nam sẽ thành hiện thực.
Có thể bạn quan tâm
Tương lai Việt Nam qua góc nhìn của nguyên Thủ tướng Hàn Quốc
05:00, 16/12/2022
Vietnam - Korea Beauty 2022, kỷ niệm 30 năm quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc
11:31, 09/12/2022
Cơ hội để doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam
14:45, 08/12/2022
GMEP 2022 hỗ trợ startup Hàn Quốc khám phá thị trường Việt Nam
11:12, 11/11/2022