Đã rất lâu thị trường IPO (chào bán cổ phần ra công chúng) không có thương vụ lớn.
Điều này thường được các nhà đầu tư quốc tế đưa là nguyên do cho rằng làm giảm sức hút của thị trường chứng khoán Việt Nam…
LTS: Năm 2025 được dự báo sẽ là giai đoạn sôi động của làn sóng IPO, khi hàng loạt doanh nghiệp từ các ngành như tiêu dùng, bất động sản, sản xuất, đến chăn nuôi đã bắt đầu công bố kế hoạch gia nhập thị trường vốn...
Thị trường thiếu vắng IPO thương vụ lớn - Điều này thường được các nhà đầu tư quốc tế đưa là nguyên do cho rằng làm giảm sức hút của thị trường chứng khoán Việt Nam…
Nhận định này đến từ ông Don Lâm - nhà đồng sáng lập, Tổng giám đốc VinaCapital, đơn vị quản lý tổng tài sản 3,7 tỷ USD.
Thống kê cho thấy những giai đoạn TTCK tăng sức hút với nhà đầu tư ngoại trước đây, luôn đi cùng là các cú hích lớn vềIPO. Giai đoạn 2015, giá trị thương vụ IPO với VEAM, Vissan, Vinapharm, Biwase, ACV, SaigonPost, Licogi đạt tới 500 triệu USD. 2027, câu chuyện IPO của Petrolimex, Vietjet Air, -VPBank đạt tới ~ 700 triệu USD cho các thương vụ. 2018, thị trường chứng kiến các thương vụ POW, Hóa lọc dầu Bình Sơn (BSR), PVOil, Tập đoàn Cao su Việt Nam, Vinafood 2, Haprco, EVNGenco2 với giá trị các thương vụ lên tới khoảng 2,6 tỷ USD.
Giai đoạn này còn ghi nhận những “cú nổ” đặc biệt từ bất động sản - khu vực giá trị tài sản lớn, với thương vụ điển hình về IPO lớn nhất Đông Nam Á, đạt 1,35 tỷ USD từ Vinhomes của Vingroup, hay các thương vụ IPO lớn nhất nhì ngành ngân hàng từ Techcombank, HDBank.
Tuy nhiên từ 2019-2024, thống kê cho thấy mỗi thương vụ IPO với các doanh nghiệp tiêu biểu hoạt động này như Tôn Đông Á, Novaconsumer, Green Plus, DNSE… chỉ mang về 15-70 triệu USD thương vụ mỗi năm, theo VinaCapital. Sự sụt giảm của hoạt động IPO từ số lượng đến giá trị thương vụ là rất rõ ràng, đặc biệt từ chỗ 3 thương vụ năm 2023, xuống chỉ còn 1 thương vụ 35 triệu USD trong ngành tài chính năm 2024.
Hoạt động IPO không chỉ suy giảm ở Việt Nam mà còn ở nhiều thị trường, theo Deloitte, phản ánh khó khăn trong môi trường lãi suất cao với biến động của tiền tệ, các biến động vĩ mô kinh doanh dẫn đến niềm tin của nhà đầu tư mỏng manh hơn. Dòng vốn đầu tư theo đó cũng hẹp lại và phía các doanh nghiệp, việc tìm kiếm một thời cơ thích hợp với môi trường lãi suất cắt giảm, lạm phát giảm dần sẽ giúp định giá tốt hơn.
Cũng phải nói rằng vẫn còn nhiều nguyên do khiến hoạt động IPO bị nén lại, cơ hội lớn từ huy động vốn của doanh nghiệp hẹp cửa. Ở góc nhìn của doanh nghiệp công nghệ, lĩnh vực rất cần đòn bẩy vốn qua IPO trở thành những kỳ lân của nền kinh tế, ông Nguyễn Mạnh Tường, nhà sáng lập kiêm CEO MoMo cho biết, tại Điều 15 Luật Chứng khoán 2019 yêu cầu doanh nghiệp muốn IPO trên HOSE hoặc HNX phải có lãi hai năm liên tiếp và không lỗ lũy kế.
Điều kiện này khiến hầu hết startup công nghệ đều không thực hiện được do quá trình đầu tư vốn lớn cho R&D rất dài nên sẽ rất khó để xóa hết lỗ lũy kế khi IPO, bên cạnh đó nhiều công ty tuy chưa có lãi nhưng vẫn là các công ty rất tốt, tiềm năng nhưng lại không thể tiếp cận được với thị trường vốn công chúng.
Do đó, yếu tố “gió đông” đối với cụm doanh nghiệp công nghệ là cùng với quy hoạch/ xây dựng trung tâm tài chính quốc tế - đề xuất cần cơ chế cho phép doanh nghiệp công nghệ, fintech là thành viên trung tâm tài chính được IPO và niêm yết mà không bị ràng buộc bởi điều kiện về không được lỗ lũy kế đối với doanh nghiệp chào bán chứng khoán ra công chúng, CEO MoMo kiến nghị.
Nhu cầu tăng vốn của khối doanh nghiệp lớn đầu ngành, với nhiều kế hoạch khủng được đặt ra: THACO AUTO, Bách Hóa Xanh, Golden Gate, Highlands Coffee, TCBS, VPS Vinpearl (đã nộp hồ sơ niêm yết), Viettel IDC, VNG, Misa, VNPay, Long Châu, Xuyên Á, Datviet Vac, Galaxy Media… hay nhóm chờ chuyển sản MCH, ACV, BSR… có thể làm nên tổng giá trị các thương vụ 47 tỷ USD giai đoạn 2027-2028, theo ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc đầu tư Dragon Capital.
Cùng với đó, nhiều thương vụ IPO cũng đang được trông đợi từ chính sách mới của khối doanh nghiệp, khi sau giai đoạn sắp xếp tinh gọn và chuyển giao sở hữu vốn đầu tư Nhà nước hoàn tất. Theo kế hoạch của Bộ Tài chính, năm 2025, Bộ dự kiến thực hiện thoái vốn nhà nước tại 131 doanh nghiệp, với kỳ vọng thu về khoảng 10.040 tỷ đồng. Theo chỉ đạo của Chính phủ, việc hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo Quyết định số 360/QĐ-TTg phải xong trong quý I/2025. Cùng với đó, các vướng mắc cản trở xác định giá trị doanh nghiệp, giá đất… cũng sẽ được tháo gỡ.
Ông Phạm Lưu Hưng, Kinh tế gia trưởng SSI nhận định: dù có nhiều thương vụ đang trong “danh mục” dự kiến và được chờ đợi như vậy, nhưng sau cùng, gió đông” của các thương vụ, đang chờ đợt “phất cờ” đầu tiên của Becamex ngay trong tháng 4 này, ở một lĩnh vực “không thể hấp dẫn hơn”: bất động sản khu công nghiệp. Sức hút của doanh nghiệp “lót ổ” cho các đại bàng FDI, tăng tính dẫn dắt FII đổ vốn, liệu sẽ mở màn như mong đợi cho sự trở lại của các thương vụ IPO đình đám?