“Kê đơn” cho thị trường dược: Nghịch lý ETC

PHAN NAM 23/08/2020 11:33

Dư địa phát triển của thị trường dược trong nước vẫn còn rất lớn nhưng dường như các doanh nghiệp nội đang đuối sức khi quy mô kênh ETC (thuốc kê đơn) chiếm tỉ trọng ngày càng cao.

Dư địa phát triển của thị trường dược dự báo sẽ vượt mốc 7 tỉ USD vào 2020 là động lực thúc đẩy các công ty dược nôi và nước ngoài trong cuộc đua từ sản xuất đến phân phối, đặc biệt với thị trường thuốc kê đơn.

 Chính sách đấu thầu thuốc tại các bệnh viện đang là “rào cản” của không ít doanh

Chính sách đấu thầu thuốc tại các bệnh viện đang là “rào cản” của không ít doanh

Trong bối cảnh, quy mô kênh ETC (thuốc kê đơn) luôn chiếm tỉ trọng chi phối so với OTC (thuốc không kê đơn) thì sự chững lại của các doanh nghiệp nội là điều dễ hiểu. Bởi các doanh nghiệp nội rất khó cạnh tranh để vào được kênh ETC. Năm 2020 quy mô của kênh đấu thầu ETC ước đạt 5,5 tỉ USD, trong khi kênh bán lẻ OTC chỉ đạt 1,8 tỉ USD.

Dù rằng, với kênh OTC, việc kết hợp chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) với độ phủ lên đến 87% dân số, số lượng bệnh viện tư nhân tăng mạnh và nhận thức sức khỏe ngày càng cao khiến doanh số bán thuốc OTC dần thu hẹp, nhường chỗ cho ETC. Đáng chú ý, những thay đổi mới trong chính sách đang có lợi cho các nhà sản xuất thuốc tập trung vào ETC, ngược lại tạo thêm áp lực lên các công ty chủ yếu bán hàng qua kênh OTC. Nói cách khác là là có lợi cho thuốc ngoại.

Cuối năm 2019, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 15/2019/TT-BYT quy định đấu thầu thuốc nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ thuốc ngoại sang thuốc nội, thông qua các thay đổi có lợi cho các cơ sở sản xuất tiêu chuẩn EU-GMP.

Nhiều doanh nghiệp dược đã phải thực hiện bài toán ngược là đẩy mạnh chuyển dịch từ thị trường ETC sang OTC để tránh ảnh hưởng từ các thay đổi chính sách của ngành y tế trong đó có quy định về việc lựa chọn thuốc trúng thầu trong các bệnh viện ưu tiên những loại thuốc có giá thấp.

Tuy nhiên, bà Vũ Thị Thuận, Chủ tịch HĐQT Traphaco thừa nhận rằng: Với những doanh nghiệp dược lớn ở trong nước, dù sẵn sàng đầu tư theo tiêu chuẩn EU-GMP nhưng với chính sách đấu thầu như hiện tại rất khó để doanh nghiệp trong nước cạnh tranh được với các hãng dược nước ngoài. Bởi chủ yếu vẫn là đấu về giá. Vì vậy doanh nghiệp sẽ phải chủ động đầu tư đổi mới công nghệ, cũng như tăng cường khả năng hợp tác với các đối tác nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm

  • “Kê đơn” cho thị trường dược: Công xưởng dược phẩm thế giới

    “Kê đơn” cho thị trường dược: Công xưởng dược phẩm thế giới

    07:00, 22/08/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Kê đơn” cho thị trường dược: Nghịch lý ETC
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO