Kết nối lại nhu cầu doanh nghiệp và người lao động

NGUYỄN VIỆT 08/11/2021 12:00

2 năm qua lao động nước ta đối diện với tình trạng không có và thiếu việc làm trên diện rộng, dự báo tình hình năm 2022 sẽ còn nhiều tiềm ẩn, phức tạp vdo đó cần tập trung một số giải pháp.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình) phát biểu tại hội trường, sáng 8/11. Từ sự đứt gãy của nền kinh tế, đặc biệt là sự đình trệ của hoạt động du lịch trong mấy tháng qua, đại biểu Nguyễn Minh Tâm đề xuất kiến nghị để phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới.

Đại biểu Nguyễn Thị Minh Tâm (Quảng Bình).

Đại biểu Nguyễn Thị Minh Tâm (Quảng Bình).

Về phục hồi và phát triển du lịch, đại biểu đề nghị Chính phủ cân nhắc hỗ trợ tài chính và đào tạo lại, bảo đảm sự tồn tại của các doanh nghiệp và người lao động. Cụ thể, cần hỗ trợ tài chính trực tiếp và linh hoạt cho các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, lực lượng lao động trong lĩnh vực du lịch và người dân kinh doanh du lịch cộng đồng; tăng cường thanh khoản và khả năng tiếp cận các quỹ, nguồn vốn đầu tư, các khoản tín dụng, gia hạn trả nợ...

Tạo cơ chế đối thoại, trao đổi thông tin hiệu quả, nhanh chóng giữa chính quyền, các doanh nghiệp và tổ chức xã hội để nhanh chóng đưa ra các biện pháp tháo gỡ khó khăn và tận dụng các cơ hội cho phục hồi và phát triển du lịch trong giai đoạn bình thường mới.

Xây dựng môi trường du lịch an toàn để kích thích nhu cầu du lịch vốn dĩ đang bị “nén” suốt mấy tháng qua. Giải pháp ưu tiên là ban hành chính sách và triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho khách du lịch tại các điểm đến để tạo sự tin tưởng cho du khách.

Hiện nay, nhiều địa phương trong đó có Quảng Bình đã khởi động lại hoạt động du lịch với các quy định, lộ trình. Do đó cần có quy trình xử lý sự cố xảy ra liên quan đến dich bệnh, đồng thời đánh giá mức độ an toàn. Quy trình này cần được chuẩn hoá trong phạm vi toàn quốc và cần có sự kết nối với các nước để “làm ấm” lại thị trường du lịch thế giới.

Đại biểu Dương Tấn Quân (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng, ngành du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch Covid-19, tổng thu từ du lịch 8 tháng đầu năm 2021 đạt 136.520 tỷ đồng, giảm 26,5 % so với cùng kỳ.

Đại biểu Dương Tấn Quân đề nghị, nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp du lịch về phát triển bền vững, cơ cấu lại từ hoạt động xúc tiến, quảng bá, định vị thị trường, mục tiêu xây dựng sản phẩm phù hợp, ưu tiên xây dựng các gói đẩy mạnh liên kết vùng giữa các địa phương...

Đại biểu Dương Tấn Quân (Bà Rịa - Vũng Tàu).

Đại biểu Dương Tấn Quân (Bà Rịa - Vũng Tàu).

“Ưu tiên thúc đẩy nhanh hiệu quả chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân, người lao động các trung tâm du lịch. Đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số trong quản lý và thông tin du lịch, hình thành được hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử liên thông giữa Trung ương và địa phương”, đại biểu Dương Tấn Quân nói.

Thảo luận về lao động và việc làm, theo đại biểu Nguyễn Minh Tâm, 2 năm qua lao động nước ta đối diện với tình trạng không có và thiếu việc làm trên diện rộng, dự báo tình hình năm 2022 sẽ còn nhiều tiềm ẩn, phức tạp và khó khăn. Đại biểu cho rằng cần tập trung một số giải pháp sau. 

Thứ nhất, bên cạnh việc đẩy nhanh tiêm chủng vaccine COVID-19 cho người dân để duy trì lại “nguồn cung” lực lượng lao động an toàn, cần tích cực triển khai các gói hỗ trợ đặc thù, đa dạng hóa các hình thức trợ cấp, mở rộng các chương trình đào tạo hướng nghiệp phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt là lao động nữ, lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, lao động phi chính thức nhằm ổn định an sinh xã hội, tạo động lực cho người lao động làm việc, góp sức vào quá trình phục hồi và phát triển kinh tế. 

Thứ hai, cần tập trung vào kết nối lại nhu cầu doanh nghiệp và người lao động. Công đoàn các cấp, các cơ quan, xí nghiệp cần tạo lập các nhóm tương trợ để hỗ trợ người lao động chăm sóc con cái khi trường học chưa trở lại được bình thường.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh và tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, cải cách thủ tục hành chính để doanh nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ đơn giản, thuận tiện nhằm kích thích nền kinh tế cũng như nhu cầu sử dụng lao động.

Cần tăng nguồn vốn giải quyết việc làm cho các ngân hàng, ưu tiên các ngành nghề giải quyết nhiều lao động để từ đó hỗ trợ kịp thời cho người lao động có ý định bám trụ lại quê nhà.

Có thể bạn quan tâm

  • Chỉ tiêu giảm nghèo vẫn thách thức rất lớn

    Chỉ tiêu giảm nghèo vẫn thách thức rất lớn

    10:36, 08/11/2021

  • Tổ chức thi hành pháp luật vẫn là khâu yếu

    Tổ chức thi hành pháp luật vẫn là khâu yếu

    11:30, 08/11/2021

  • Cần quan tâm phát triển mô hình khu công nghiệp sinh thái

    Cần quan tâm phát triển mô hình khu công nghiệp sinh thái

    11:01, 08/11/2021

  • Còn bộ phận cán bộ chủ quan, bị động trong phòng, chống dịch

    Còn bộ phận cán bộ chủ quan, bị động trong phòng, chống dịch

    10:54, 08/11/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Kết nối lại nhu cầu doanh nghiệp và người lao động
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO