Lễ ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Vương Quốc Anh (UKVFTA) dự kiến diễn ra vào lúc 14h40 chiều ngày 11/12/2020 Hà Nội.
Thông tin trên vừa được Bộ Công Thương đưa ra, khẳng định việc đi đến thỏa thuận và ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Anh (UKVFTA) có ý nghĩa "vô cùng to lớn và thiết thực".
Cụ thể, việc ký kết không chỉ là nhu cầu hoạt động cần thiết cho cả hai quốc gia, bởi mặc dù Hiệp định Thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA) đã có hiệu lực vào ngày 1/8 vừa qua - nhưng sau sự kiện Brexit, EVFTA sẽ không còn áp dụng đối với Anh sau ngày 31/12/2020.
Trong bối cảnh hiện tại, việc đi đến thỏa thuận và ký kết UKVFTA có ý nghĩa vô cùng to lớn và thiết thực với 3 lý do cơ bản: Thứ nhất, đó là một nhu cầu hoạt động cần thiết cho cả hai quốc gia. Thứ hai, cả Vương quốc Anh và Việt Nam đều mong muốn hoàn tất thỏa thuận này càng sớm càng tốt để thúc đẩy sự phục hồi kinh tế sau Covid-19. Thứ ba, các điều khoản của FTA Việt - Anh năm 2020 phần lớn sẽ giống với FTA Việt Nam - EU, nghĩa là hai nước không cần phải tiến hành một thập kỷ đàm phán.
Việc có thêm FTA với Vương quốc Anh sẽ giúp Việt Nam có thêm lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ mạnh đến từ Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines và Myanmar. Đây là những nước không có triển vọng ký kết FTA với Anh trong nhiều năm tới. Ta cũng có thêm cơ hội hợp tác đầu tư và chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý hiện đại từ các doanh nghiệp Anh; thêm cơ hội thu hút khách du lịch Anh sau khi dịch Covid-19 kết thúc.
Theo Bộ Công Thương, nếu kí kết thành công FTA với Anh, Việt Nam sẽ có thêm lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ mạnh đến từ Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines và Myanmar, bởi đây là những nước không có triển vọng ký kết FTA với Anh trong nhiều năm tới.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có thêm cơ hội hợp tác đầu tư và chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý hiện đại từ các doanh nghiệp Anh; có thêm cơ hội thu hút khách du lịch Anh sau khi dịch Covid-19 kết thúc.
Ngoài ra, hiệp định cũng khích lệ các quan hệ hợp tác song phương khác với Anh trong các lĩnh vực hỗ trợ phát triển, quốc phòng, an ninh, văn hóa, giáo dục và đào tạo; tạo thông điệp tích cực trong quan hệ chung Việt Nam - Anh, nhất là khi hai bên mới ra tuyên bố chung về tầm nhìn hợp tác song phương.
Về quan hệ kinh tế Việt - Anh, Bộ Công Thương cho hay kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao (năm 1973), hợp tác thương mại giữa Anh và Việt Nam không ngừng phát triển. Về thương mại, theo Tổng cục Hải quan, kết thúc năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Anh đạt 6,6 tỷ USD.
Trong những năm gần đây, Anh cũng là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam tại khu vực châu Âu (sau Đức và Hà Lan). Tuy nhiên, sản phẩm “made in Vietnam” được tiêu dùng tại Anh lớn hơn rất nhiều số liệu thống kê vì có một số lượng đáng kể hàng hóa Việt Nam được nhập qua các hải cảng lớn tại Hà Lan, Bỉ, Đức, Pháp và Séc trước khi vào Anh.
Có thể bạn quan tâm
12:00, 05/12/2020
04:00, 05/12/2020
11:47, 26/11/2020