Khánh Hòa: Tìm giải pháp giúp doanh nghiệp bớt khó khăn do dịch COVID-19

Thục Uyên 31/03/2020 06:10

Sau hơn gần 3 tháng xảy ra dịch COVID-19 đến nay, các doanh nghiệp trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa nói riêng đã gặp rất nhiều khó khăn.

Không ít doanh nghiệp có nguy cơ phá sản và đang rất cần sự hỗ trợ của các ngành chức năng.

Doanh nghiệp thấm đòn

Bà Nguyễn Thị Hà - đại diện doanh nghiệp chuyên sản xuất đồ gỗ chia sẻ, từ năm 1991 đến nay Công ty góp phần giải quyết ổn định việc làm và an sinh xã hội cho hơn 2.500 cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên, trước những diễn biến khó lường của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng COVID-19 gây ra, trong 2 tháng vừa qua, hoạt động Công ty đang gặp rất nhiều khó khăn.

Nhiều cửa hàng trên địa bàn TP Nha Trang đã tiến hành đóng cửa để chống dịch

Nhiều cửa hàng trên địa bàn TP Nha Trang đã tiến hành đóng cửa để chống dịch

Nguồn nguyên vật liệu của Công ty hiện nay đang thiếu hụt do một số chi tiết được chỉ định nhập khẩu duy nhất từ đối tác bên Trung Quốc dẫn đến hoạt động sản xuất của Công ty bị gián đoạn và kế hoạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường nước ngoài không đảm bảo tiến độ. Các đơn hàng xuất sang các nước châu Âu như: Ý, Ba Lan, Tây Ban Nha... và Mỹ đã sụt giảm mạnh ngay khi có thông báo phong tỏa nước Ý, Ba Lan và Tổng thống Mỹ tuyên bố lệnh cấm cửa Châu Âu trong vòng 30 ngày tới.

Nhằm duy trì hoạt động sản xuất cũng như tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động, Công ty đề xuất được miễn, giảm hoặc gia hạn thời gian nộp các khoản thuế, phí, lệ phí và các nghĩa vụ tài chính khác thêm 06 tháng kể từ ngày phải nộp theo quy định, không tính lãi phạt chậm nộp theo thẩm quyền và quy định của pháp luật để tạo điêu kiện và nguồn lực cho Công ty; Tạm dừng hoặc gia hạn thời gian đóng Bảo hiểm xã hội thêm 06 tháng và xem xét, tạo điều kiện đóng kinh phí công đoàn vào thời điểm phù hợp hơn, góp phần tháo gỡ khó khăn cho Công ty.

Tương tự, bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Sovico Khánh Hòa, hiện nay, doanh thu của Công ty không đủ bù cho chi phí duy trì hoạt động thường xuyên. Do đó, Công ty đề nghị VCCI Khánh Hòa kiến nghị với các cơ quan chức năng, các Bộ ngành TW đề xuất được hỗ trợ miễn các loại sắc thuế, giãn thời hạn nộp BHXH. Đặc biệt, các Ngân hàng tài trợ vốn cho doanh nghiệp xem xét ưu đãi lãi xuất vay vốn trong thời gian dịch bệnh để doanh nghiệp tiếp tục đầu tư xây dựng. Đồng thời, ngân hàng giãn thời gian trả nợ vay cho đến khi doanh nghiệp đi vào ổn định  và dịch bệnh đã được khống chế.

Đề xuất 9 vấn đề chính

Theo bà Đặng Thị Thu Nguyệt, Trưởng Văn phòng Đại diện, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại Khánh Hòa cho biết: Qua đợt khảo sát lấy ý kiến các doanh nghiệp về những khó khăn vướng mắc cũng như đề xuất dưới tác động của dịch COVID-19, VCCI đã tổng hợp được 9 vấn đề chính.

Nhiều khó khăn của doanh nghiệp cần được tỉnh Khánh Hòa và các Bộ ngành TW hỗ trợ tháo gỡ

Nhiều khó khăn của doanh nghiệp cần được tỉnh Khánh Hòa và các Bộ ngành TW hỗ trợ tháo gỡ

Phần lớn, các doanh nghiệp đề xuất được giãn, miễn: thuế, tiền thuê đất, thuê mặt bằng, BHXH; cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn, giảm lãi vay; giảm đơn giá tiền điện, nước; giãn, giảm phí công đoàn; giúp các doanh nghiệp giải quyết nhanh các thủ tục, chế độ hỗ trợ cho người lao động bị thôi việc, mất việc do dịch bệnh. Đối với các doanh nghiệp dệt may, thủy sản, sản phẩm gỗ… thì khó khăn chính tập trung vào thị trường xuất khẩu, nguồn nguyên liệu. Riêng đối với ngành hàng không đang gặp khó khăn về việc tìm nguồn khẩu trang y tế chất lượng với mức giá hỗ trợ.

Về phía địa phương, VCCI tại Khánh Hòa đề xuất Tỉnh liên tục lấy ý kiến đề xuất của doanh nghiệp và quyết liệt triển khai 07 nhóm giải pháp theo Chỉ thị số 11 của Chính phủ và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn cụ thể để cấp bách giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.

Mặc khác, VCCI Khánh Hòa kiến nghị tỉnh tăng cường rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí cho doanh nghiệp, giải quyết thủ tục hành chính nhanh chóng và kịp thời. Không tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ doanh nghiệp giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực phòng chống dịch bệnh và duy trì sản xuất kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm

  • Khánh Hòa: Buông lỏng quản lý để người dân xây dựng trái phép trên đất công

    Khánh Hòa: Buông lỏng quản lý để người dân xây dựng trái phép trên đất công

    11:00, 26/03/2020

  • Khánh Hòa: Thận trọng trong việc di dời ga Nha Trang

    Khánh Hòa: Thận trọng trong việc di dời ga Nha Trang

    05:54, 24/03/2020

  • Hàng nghìn hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở Khánh Hòa “bị vướng”

    Hàng nghìn hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở Khánh Hòa “bị vướng”

    13:30, 20/03/2020

Còn theo Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa, trong quý I-2020, với sự giảm mạnh về lượt khách đến, công suất buồn phòng chỉ đạt khoảng 28% nên tỉnh Khánh Hòa bị thiệt hại về tổng thu từ khách du lịch khoảng 5.400 tỷ đồng. Mặt khác, có đến hơn 17.100 lao động ngành du lịch ở Khánh Hòa bị cắt giảm. Riêng lao động ở lĩnh vực lữ hành giảm hơn 60% với khoảng 2.100 người. Chỉ trong ba tháng đầu năm, có đến 1.780 xe kinh doanh vận tải khách du lịch và hợp đồng bị ngừng hoạt động.

Từ đó, Sở Du lịch đề nghị UBND tỉnh kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, Trung ương cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa (kinh doanh lưu trú du lịch, lữ hành, khu du lịch, vận tải du lịch, kinh doanh nhà hàng) được nộp chậm đến giữa năm 2021 các khoản thuế, bảo hiểm xã hội của năm 2019 và 2020; miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) trong quý I và quý II-2020. Xem xét giảm 50% thuế VAT cho các tháng còn lại của năm 2020.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Khánh Hòa: Tìm giải pháp giúp doanh nghiệp bớt khó khăn do dịch COVID-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO