Khi cán bộ “hăng hái” khóa trái nhà dân

Diendandoanhnghiep.vn Câu chuyện gần 30 hộ dân ở xã Thiệu Phú (huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa) bị khóa cổng vì có người thân về quê ăn Tết là những chỉ đạo rất cảm tính.

>>“Thư ngỏ” gửi người dân không về quê ăn Tết: Không nên!

Việc làm này đã để lại những cảm nhận không tích cực đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo xã khi đã có những chỉ đạo rất cảm tính, có khi họ cũng không nắm rõ được trách nhiệm, quyền hạn của mình đến đâu. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo của đích thân Chủ tịch huyện, các hộ dân này hiện đã được “mở khóa”.

Về quê sớm để cách ly đón Tết Nguyên đán, nhiều hộ dân ở xã Thiệu Phú, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa được chính quyền vận động khóa trái cửa cổng.

Về quê sớm để cách ly đón Tết Nguyên đán, nhiều hộ dân ở xã Thiệu Phú, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa được chính quyền vận động... khóa trái cửa cổng.

Không chỉ ở Thanh Hóa, mà tại Thái Bình, một gia đình gồm 2 người già và 2 cháu nhỏ ở thôn Cao Bạt Nụ, xã Nam Cao (huyện Kiến Xương) cũng bị “nhốt” ở trong nhà để cách ly do 2 cháu về từ "vùng đỏ" Hải Phòng. Phải gần 7 ngày sau, khi sự việc đến tai lãnh đạo xã và có chỉ đạo, cán bộ thôn mới mở khóa cho gia đình này.

Bình luận về những “quy định riêng” của các địa phương trong phòng, chống dịch, TS. Bùi Thanh Minh, giảng viên xã hội học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN) cho rằng, chính quyền địa phương hiện nay mỗi nơi làm một cách, không nhất quán, do đó gây khó khăn trong việc tiếp cận thông tin của người dân. Nhiều nơi do sợ trách nhiệm và thói quen “quản trị” đã vi phạm quyền riêng tư của người dân, thậm chí có hành động như khóa cửa, dán thông báo trước cửa nhà công dân.

Theo TS. Minh, việc làm này là trái pháp luật, thể hiện sự cứng nhắc và thói quen xấu của cán bộ địa phương. Ngoài ra, việc khóa cửa và dán thông báo là một sự kỳ thị, phân biệt đối xử không đáng có đối với những công dân xa quê, nhiều năm trở về địa phương.

"Họ sẽ cảm thấy bị tổn thương. Và đây là thói quen rất xấu của người thực thi công vụ khi dễ dãi trong xâm hại quyền công dân”, TS. Minh nói.

Đánh giá về ranh giới giữa hy sinh lợi ích cá nhân vì cộng đồng và việc xâm phạm quyền lợi chính đáng của người dân trong phòng, chống dịch, TS. Minh khẳng định, không có ranh giới nào cả. Nếu đã là quyền công dân, được pháp luật quy định thì cần tuyệt đối tuân thủ. Những sự đồng thuận đó là “lệ làng” và nên xóa bỏ trong xã hội hiện đại.

“Tất cả hành động của chính quyền và công dân đều phải hợp hiến, hợp pháp. Tư duy trăm cái lý không bằng một tý cái tình thể hiện sự tùy tiện, cản trở sự tiến bộ của xã hội văn minh. Người dân và chính quyền đều có trách nhiệm thượng tôn pháp luật. Đó là nền tảng của xã hội pháp quyền”, TS. Minh nói.

Sau khi có ý kiến phản ánh, Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa đã chỉ đạo cho mở khóa cổng.

Sau khi có ý kiến phản ánh, Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa đã chỉ đạo cho mở khóa cổng.

Còn theo TS. Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc chính quyền địa phương khóa cổng nhà có người dân trở về từ các vùng cấp độ 3, 4 phòng Covid-19 là để lo xa, nhưng lại phản cảm và không đúng quy định của pháp luật.

"Những người ra lệnh khóa cửa phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình và những người đến khóa cửa là có dấu hiệu vi phạm các quyền về tự do cư trú và đi lại của người dân, dấu hiệu xâm phạm chỗ ở trái phép của người dân. Việc khóa cửa như vậy vừa thiếu văn hóa, vừa vi phạm pháp luật", TS. Lưu Bình Nhưỡng bày tỏ.

Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Giám đốc Công ty Công ty Luật Hợp Danh Thiên Thanh (Hà Nội) cũng nêu rõ, việc chính quyền một số địa phương khóa cổng nhà người dân rồi cho rằng để phòng chống dịch Covid-19 là hành vi thái quá, không phù hợp với tinh thần của Nghị quyết 128.

Nghị quyết 128 là thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 với mục tiêu bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc, ca chuyển bệnh nặng, tử vong do dịch bệnh.

Như vậy, việc cần làm của chính quyền địa phương ở đây là cần kiểm soát hiệu quả, xây dựng, chuẩn bị hệ thống y tế cơ sở để đảm bảo điều trị kịp thời cho người dân, hạn chế thấp nhất ca tử vong, chứ không phải khóa cửa nhà dân lại.

“Việc làm này rõ ràng không đúng tinh thần Nghị quyết 128, và thực tế tôi theo dõi pháp luật cũng không thấy quy định nào cho phép khóa cửa như thế", luật sư Truyền nhấn mạnh.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Khi cán bộ “hăng hái” khóa trái nhà dân tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714192180 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714192180 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10