Độc chiêu "vượt bão" COVID-19 của loạt khách sạn 5 sao

Diendandoanhnghiep.vn Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, ngành du lịch và khách sạn Việt Nam, cũng như phần còn lại của thế giới, đang đắn đo câu hỏi “làm gì “sống sót” để chờ ngày trở lại”?

Có thể nói, với những tác động thảm khốc trên toàn thế giới của COVID-19 cùng các hạn chế đi lại và phong tỏa được áp dụng phổ biến ở hầu hết các quốc gia, du lịch toàn cầu đã chứng kiến một sự sụt giảm về doanh thu chưa từng thấy.

Khuôn viên khách sạn Legend Metropole Hà Nội.

Khuôn viên khách sạn Legend Metropole Hà Nội.

Song, bất chấp những tác động không thể đếm được của đại dịch COVID-19 đối với ngành khách sạn và du lịch, mối quan tâm chính bây giờ không phải là mức độ ảnh hưởng của đại dịch như thế nào, mà thay vào đó là những câu hỏi “các khách sạn sẽ phải xoay sở ra sao để tồn tại trong đại dịch COVID-19”?

Ngay tại Việt Nam, khi mà đại dịch COVID-19 bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp từ hồi đầu tháng 5, nhiều khách sạn hạng “sao số” tại Hà Nội tiếp tục rơi vào cảnh đìu hiu chợ chiều. Nguồn thu giảm mạnh vì không có khách thuê, các “ông lớn” này cũng đang phải vật lộn tìm cách thoát khó bằng những bước đi khác nhau.

Nói đến Legend Metropole Hà Nội, hầu hết người ta biết đến như một biểu tượng là sự sang trọng và lịch lãm của Hà Nội. Với chiều dài lịch sử lên đến hàng trăm năm khi được mở cửa lần đầu vào những năm đầu của thế kỷ XX bởi hai nhà đầu tư độc lập người Pháp. Kể từ năm 1901, Metropole Hà Nội đã nổi tiếng là nơi gặp gỡ quen thuộc của khách thương gia cũng như khách du lịch. Đặc biệt, khách sạn này đã từng vinh dự đón tiếp cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Hay như JW Marriott Hanoi, là khách sạn đầu tiên mang thương hiệu JW Marriott tại Việt Nam, JW Mariott Hà Nội được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2013, do tập đoàn Bitexco làm chủ đầu tư, tọa lạc trong khuôn viên Trung tâm hội nghị quốc gia. Khách sạn này có tổng mức đầu tư lên đến 250 triệu USD, được thiết kế 9 tầng, với 450 phòng nghỉ.

Nhưng, cả hai cũng đã phải cố gắng “gồng mình” trong cơn “đại hồng thủy” COVID-19 để tìm kiếm sự sống còn trong đại dịch.

Gần đây, trên trang chủ Metropole liên tục giới thiệu về dịch vụ bán mang về và giao hàng tận nhà những món ăn do chính tay đầu bếp của họ làm cho thực khách. Thực đơn mà khách sạn này phục vụ khá đầy đủ và đa dạng, từ món khai vị, súp đến thịt, cá, món cho người ăn chay, các loại rượu, nước uống,... Metropole cũng miễn phí vận chuyển cho đơn hàng, với điều kiện giá trị đơn hàng đạt tối thiểu 1.500.000 đồng.

Cũng tương tự, JW Marriott Hanoi cũng cung cấp dịch vụ Takeaway, trong khoảng thời gian từ 7h đến 22h30 mỗi ngày. Giá trị đơn hàng tối thiểu phải đạt 750.000 đồng, miễn phí giao hàng trong phạm vi 5km. Thực đơn này vẫn bao gồm nhiều món ăn và thức uống nổi tiếng của chuỗi JW Marriott.

JW Marriott Hanoi cũng cung cấp dịch vụ Takeaway với giá rất rẻ.

JW Marriott Hanoi cũng cung cấp dịch vụ Takeaway với giá rất rẻ.

Hay là các khách sạn 5 sao khác như Pan Pacific, Rex, Lotte, Hotel des Arts,... cũng sẵn sàng làm việc tương tự. Thậm chí, khách sạn Sheraton Saigon còn lần đầu tiên mở thêm các lớp dạy nấu ăn cho trẻ em từ 5 đến 16 tuổi, do chính những đầu bếp chuyên nghiệp của khách sạn hướng dẫn. Mỗi lớp học này chỉ cho phép số lượng học sinh tham gia từ 4-6 bé, với học phí khoảng 450.000/bé/lớp.

Tuy nhiên, không phải chỉ ở Việt Nam người ta mới thấy sự “ngộ biến tùng quyền” của các khách sạn 5 sao, trên thế giới cũng đang chứng kiến những bước chuyển mình theo thời cuộc của một số người chơi khác trong lúc khó khăn.

Khách sạn 5 sao Hatten tại Melaka của Malaysia đã nghĩ ra cách để lấy lại phần nào khoản thu nhập bị mất trong đại dịch bằng việc bán những gói đồ ăn trưa “ngon bổ rẻ”, gọi là “nasi bajet”, có nghĩa là “gạo bình dân” trong tiếng Anh, với giá cả hợp lý. Hay như một khách sạn 5 sao khác, Bernama ở Penang đã tìm ra một cách độc đáo để quảng bá các dịch vụ F&B của công ty, bằng cách chính giám đốc điều hành xuống vỉa hè và kêu gọi khách dùng bữa ăn mang về với giá chỉ 3 Ringgit Malaysia (chưa đến 1 USD).

Hoặc là Asia Hotel Bangkok cùng Crowne Plaza Bangkok Lumpini Park cũng cung cấp dịch vụ giao đồ ăn tận nhà khách hàng. Ông Take Takeuchi, quản lý nhà hàng Nhật Bản trong nhà của Crowne Plaza Bangkok cho biết: “Tuy không tốt như ngày thường, nhưng nó có thể giúp chúng tôi kiếm được một số tiền để bù lỗ” .

Các chuyên gia phân tích cho rằng, tất cả những cách giải quyết khủng hoảng trên của các chuỗi khách sạn 5 sao có lẽ chỉ mang tính chất tình thế. Chỉ khi nào du lịch toàn cầu trở lại thì người ta mới có thể chứng kiến sự trở lại của các khách sạn 5 sao, nhưng dù sao, đây cũng là những bước chuyển mình cần thiết để cắt giảm chi phí cùng “sống sót” qua đại dịch.

“Thực hiện Nghị quyết 84/NG-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ”

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Độc chiêu "vượt bão" COVID-19 của loạt khách sạn 5 sao tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713572026 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713572026 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10