Khi nghệ nhân khởi nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Được phong hiệu danh nghệ nhân từ lâu, tiếp đến là sản phẩm OCOP nên anh Nguyễn Tấn Quý (Quảng Nam) đã xác định rõ hướng đi cho sản phẩm gỗ mỹ nghệ của mình trong tương lai.

>>Giảm thuế cho doanh nghiệp nhỏ: Nuôi dưỡng nguồn thu lâu dài cho ngân sách

Từ thợ giỏi đến nghệ nhân

Với niềm đam mê nghệ thuật, anh Nguyễn Tấn Quý (thôn Hòa Bình, xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) đã xác định hướng đi cho bản thân ngay từ cột mốc “bước chân vào đời” về ngành nghề có hơi hướng nghệ thuật. Tuy nhiên, ngành nghề đầu tiên anh Quý chọn là đắp vẽ (hay gọi là nghề đắp phù điêu bằng xi măng) để đeo đuổi.

Trong thời gian này, anh Nguyễn Tấn Quý lại có cơ hội tiếp cận với nghề mộc và xác định rằng mình khá có duyên, năng khiếu với gỗ mỹ nghệ. Từ đó, anh Quý đã tìm thầy để học nghề, gắn bó suốt gần 30 năm qua.

Nghệ nhân Nguyễn Tấn Quý bên sản phẩm OCOP 3 sao do tỉnh Quảng Nam công nhận.

Nghệ nhân Nguyễn Tấn Quý bên sản phẩm OCOP 3 sao do tỉnh Quảng Nam công nhận.

“Làm nghề này thực chất phải xuất phát từ đam mê và năng khiếu, bởi lẽ để hoàn thiện được một sản phẩm mỹ nghệ không hề dễ dàng. Vì vậy, chuyện học nghề phải luôn được trao dồi thường xuyên và bản thân tôi cũng phải mất gần 13 năm để thực sự thành thạo”, anh Quý chia sẻ.

Đến năm 2008, anh Quý chính thức “tốt nghiệp”, về nhà để mở cơ sở riêng cho bản thân. Đây chính là khoảng thời gian chàng thanh niên này xác định rõ lối đi cho mình.

Hướng tới phát triển sản phẩm, cơ sở của anh Quý đang làm chính về các sản phẩm tranh, tượng, phù điêu, chân dung, nhà cổ,... từ gỗ gõ, hương,...  Để xác định thương hiệu, anh Quý cũng đã có nhiều sản phẩm mỹ nghệ đạt giải cao trong các cuộc thi.

Từng sản phẩm được trau chuốt cẩn thận trước khi đến tay khách hàng.

Từng sản phẩm được trau chuốt cẩn thận trước khi đến tay khách hàng.

Từ đó, anh Nguyễn Tấn Quý được tỉnh Quảng Nam tặng bằng khen thợ giỏi. Tiếp đến, anh Quý được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Làng nghề Việt Nam” vào năm 2016.

“Để sống đúng với nghề, bản thân tôi đã trải qua nhiều khó khăn mới có thể trụ vững được. Vì vậy, tôi muốn lan tỏa tinh thần đến các bạn thanh niên sau này nếu theo nghề hay cố gắng, nỗ lực để bám trụ trong thời gian đầu, thành quả sẽ đến từ sự cố gắng của chúng ta”, nghệ nhân Nguyễn Tấn Quý nói.

Đưa gỗ mỹ nghệ đến OCOP

Để phát triển sản phẩm và thương hiệu, nghệ nhân Nguyễn Tấn Quý đã đầu tư vào cơ sở của mình hơn 500 triệu đồng tiền thiết bị. Để cho ra thị trường sản phẩm đạt chất lượng, từ khâu chọn gỗ, dùng máy, quét sơn,... đều phải được trau chuốt, tỉ mỉ.

Ngoài ra, nghệ nhân Nguyễn Tấn Quý cũng đã đào tạo nghề cho hàng chục thanh niên trên địa bàn xã cũng như từ nhiều địa phương khác đến học nghề. Đến nay, đã có nhiều người thành lập cơ sở riêng, hoạt động kinh tế có nhiều hiệu quả, từng bước phát triển tay nghề và thương hiệu.

“Đối với các bạn học nghề, tôi vừa dạy kỹ năng vừa hỗ trợ kinh phí đi lại để các bạn có thêm quyết tâm gắn bó với nghề. Sau đó, nếu như các bạn có nhu cầu làm việc tại cơ sở, tôi cũng sẽ nhận làm thợ để thực hiện sản phẩm”, nghệ nhân Quý cho hay.

Hiện tại, cơ sở của nghệ nhân Nguyễn Tấn Quý vẫn đang nỗ lực đào tạo, truyền nghề cho lớp trẻ đam mê.

Hiện tại, cơ sở của nghệ nhân Nguyễn Tấn Quý vẫn đang nỗ lực đào tạo, truyền nghề cho lớp trẻ đam mê.

Hiện tại, cơ sở của nghệ nhân Nguyễn Tấn Quý đang có khoảng 6 nhân công cố định. Mức lương giao động từ 250.000-350.000 đồng/ngày. Các sản phẩm mỹ nghệ tại cơ sở đang được phân phối tiêu thụ đến các thị trường Quảng Nam, Đà Nẵng, Hà Nội, TP HCM,...

Theo nghệ nhân Quý, giá thành các sản phẩm sẽ khác nhau về kích thước, độ chi tiết, thời gian hoàn thiện,.... Và đặc biệt, các sản phẩm tại đây đều được thực hiện bằng thủ công nên giá trị sẽ khác với các sản phẩm công nghiệp. Có thể, một sản phẩm chỉ có giá 900.000 đồng, hoặc có sản phẩm có giá lên đến cả trăm triệu đồng.

“Là thủ công rất khó và tốn thời gian nên hiện tại giá khá cao hơn so với các sản phẩm công nghiệp, đây chính là một khó khăn về đâu ra cho sản phẩm. Vì vậy, hiện nay các sản phẩm mỹ nghệ thủ công chỉ đang phục vụ cho bộ phận người yêu thích nghệ thuật từ bàn tay nghệ nhân”, vị này nói thêm.

Để làm ra một sản phẩm gỗ mỹ nghệ thủ công tốn rất nhiều thời gian, công sức và chất xám của người làm nghề.

Để làm ra một sản phẩm gỗ mỹ nghệ thủ công tốn rất nhiều thời gian, công sức và chất xám của người làm nghề.

Từ những kinh nghiệm đúc kết và sản phẩm chất lượng, nghệ nhân Nguyễn Tấn Quý đã mang sản phẩm của mình đến nhiều cuộc thi và đạt nhiều giải thưởng. Trong đó, sản phẩm gỗ mỹ nghệ của nghệ nhân này đã đạt danh hiệu sản phẩm công nghiệp – nông thôn tiêu biểu vào các năm 2018, 2021,2022.

Tiếp nối thành công, sản phẩm “Dĩa Khu đền tháp Mỹ Sơn” của nghệ nhân Nguyễn Tấn Quý đã được tỉnh Quảng Nam công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đây là những chứng nhận mang nhiều giá trị về tinh thần, khẳng định thương hiệu để tiếp tục phát triển bản thân của mỗi cá nhân. Và đây cũng là những bước đệm trong hành trình “tái khởi nghiệp” của nghệ nhân.

“Vì vậy, bản thân tôi không bao giờ ngừng nghỉ phát triển sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm để phục vụ khách hàng. Ngoài ra, tôi cũng có định hướng sẽ phát triển thêm nhiều sản phẩm gắn liền quê hương để quảng bá, thông tin về điểm đến nhằm nâng cao thương hiệu du lịch của Quảng Nam. Với tôi, đây cũng được xem là khoảng thời gian khởi nghiệp trở lại, bước đi trên một con đường mới”, nghệ nhân Nguyễn Tấn Quý nói.

Các danh hiệu, giải thưởng là động lực

Các danh hiệu, giải thưởng là động lực để các nghệ nhân phát triển, gìn giữ thương hiệu.

Để phục vụ nhu cầu của khách hàng, nghệ nhân Quý đang có dự tính sẽ mở rộng cơ sở, từng bước mở rộng quy mô sản phẩm theo nhu cầu của thị trường. Cùng với đó, cơ sở cũng đang nỗ lực quảng bá, giao dịch sản phẩm trên website, mạng xã hội,... nhằm tìm cách tiếp cận khách hàng.

Ngoài ra, vị này cũng muốn có thêm máy móc, sản phẩm theo hướng gỗ CNC (phương pháp gia công hiện đại) bên cạnh cơ sở sản xuất thủ công. Qua đó, cơ sở có thể đáp ứng nhu cầu với người yêu nghệ thuật thủ công, đồng thời tiếp cận được nguồn khách phổ thông trong thời gian tới.

“Với hai chữ “nghệ nhân”, mỗi con người luôn muốn gắn bó và phát triển, tuy nhiên bản thân chúng tôi muốn có một giá trị lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, sáng tạo trong tầng lớp trẻ. Ngoài ra, chúng tôi cũng mong muốn giá trị của “nghệ nhân” sẽ được đặt ở một vị trí xứng tầm hơn,” nghệ nhân Nguyễn Tấn Quý bộc bạch.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Khi nghệ nhân khởi nghiệp tại chuyên mục Khởi nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714429486 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714429486 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10